Mối hiểm hoạ khôn lường từ “Tăng huyết áp” không triệu chứng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết não và nhồi máu não, nhưng hiện nay có rất nhiều bệnh nhân THA không có bất kỳ dấu hiệu gì.

 

Tăng huyết áp là nguyên nhân gây nhiều căn bệnh nguy hiểm

Tăng huyết áp là nguyên nhân gây nhiều căn bệnh nguy hiểm 

Bệnh nhân khi bị tăng huyết áp thường có dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu nhưng cũng có rất nhiều bệnh nhân tăng huyết áp nhưng lại không có bất cứ dấu hiệu nào và bỗng dưng “lăn đùng” ra vì đột quỵ, thậm chí là tử vong đến viện mới biết bị tăng huyết áp.

Theo tin tức y tế mới nhất, trong buổi họp báo về bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam, diễn ra chiều 15/5 do Viện Tim mạch tổ chức mục đích để hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống bệnh huyết áp (diễn ra vào ngày 17/5 hàng năm). Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam đưa ra những khuyến cáo cơ bản để người bệnh kiểm soát được bệnh tăng huyết áp nguy hiểm.

Huyết áp tăng cao đột ngột nhưng không có dấu hiệu báo trước

Theo các giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… là những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo cơn tăng huyết áp kịch phát, các dấu hiệu này xuất hiện ở đa số bệnh nhân. Nhưng cũng có những người bệnh bị huyết áp mà không có bất cứ dấu hiệu gì. Đến một ngày bệnh nhân phải nhập viện vì đột quỵ, tai biến mạch máu não nhồi máu cơ tim, khi đến viện mới phát hiện mới biết huyết áp tăng cao đột ngột dù không có bất kỳ dấu hiệu gì trước cơn đột quỵ xảy ra. Cũng có những bệnh nhân  vào viện vì suy thận phải lọc máu mới ngỡ ngàng nguyên nhân gây bệnh của mình chính là do huyết áp cao gây nên.

Rất nhiều bệnh nhân tăng huyết áp không hề có bất cứ dấu hiệu nhận biết nào

Rất nhiều bệnh nhân tăng huyết  áp không hề có bất cứ dấu hiệu nhận biết nào

Các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết thêm: “Một người được chẩn đoán cao huyết áp khi huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90mm Hg (milimet thủy ngân). Rất nhiều bệnh nhân huyết áp lên đến 250/100mm thủy ngân nhưng không hề có dấu  hiệu gì. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì huyết áp của bạn có thể tăng cao bất cứ khi nào đe dọa tính mạng người bệnh. Theo những con số thống kê mới nhất, trong 12 triệu người mắc tăng huyết áp hiện nay thì có tới gần 60% chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị.

Bệnh nhân cần chủ động đo huyết áp mỗi ngày

Một điều mà các chuyên gia luôn nhắc nhở đó là việc bạn không có dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp không đồng nghĩa với việc bạn không bị tăng huyết áp. Đó là lý do các Bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân nên đo huyết áp mỗi ngày, bạn hãy nhớ chỉ số huyết áp như nhớ tuổi của mình. Hãy tiến hành đo huyết áp, ngay cả khi bạn thấy cơ thể bình thường nhất để phát hiện nguy cơ tăng huyết áp.

Kiểm tra huyết áp hàng ngày giúp bạn tránh được cơn tăng huyết áp kịch phát

Kiểm tra huyết áp hàng ngày giúp bạn tránh được cơn tăng huyết áp kịch phát

Tuy tiến hành đo huyết áp hàng ngày thì vẫn có đến 50% người bệnh trong lần đầu đo huyết áp không phát hiện mình bị tăng huyết áp. Vì thế, việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên là rất quan trọng. Không ít trường hợp vào viện khám vì một bệnh lý khác nhưng lại phát hiện mình bị thận độ 3, độ 4 vì tăng huyết áp mà không hề có bất cứ dấu hiệu gì.

Mỗi người cần chủ động kiểm tra huyết áp của mình, không đợi đến lúc các dấu hiệu xuất hiện mới đo huyết áp. Nếu biết bệnh, phòng ngừa điều trị tốt thì giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Nhất là với gia đình có nhiều người mắc chứng bệnh này, bạn cũng nên kiểm tra huyết áp cho con cái mình, kiểm tra huyết áp từ sớm theo định kỳ.

Tuyệt đối không bỏ thuốc

Khi bạn được chẩn đoán là cao huyết áp và phải điều trị bằng thuốc, thì tuyệt đối phải tuân thủ điều trị, rất nhiều người sau một thời gian thấy ổn định thì tự ý bỏ thuốc vì nghĩ bệnh đã khỏi, không phải dùng nữa. Thực trạng này rất phổ biến. Huyết áp là bệnh kiểm soát được nhưng phải dùng thuốc cả đời và tuân thủ nguyên tắc điều trị, theo đơn kê mỗi ngày, không được bỏ thuốc dù một ngày, cả khi không có triệu chứng và con số huyết áp được hạ xuống mức bình thường.

Dù ở nhà, dù đang đi du lịch, dù có việc gia đình bận rộn hay nhàn rỗi, bạn hãy luôn mang theo thuốc huyết áp bên mình, uống theo kê đơn, uống theo lịch kể cả khi không biểu hiện triệu chứng.

Nguồn: Cao đẳng Y dược Pasteur