Tổng hợp các bài thuốc hay chữa bệnh tuyệt vời từ đậu xanh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trong Đông y, đậu xanh còn có tên gọi khác là thanh tiểu đậu, lục đậu, đỗ xanh, đậu tằm, … Đây là một vị thuốc thuộc nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, … có tác dụng giúp tiêu độc, tiêu sựng, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc rất tốt.

Đậu xanh – vị thuốc thanh nhiệt, giải độc hiệu quả

Tính vị và công dụng của đậu xanh

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Đậu xanh là một thực phẩm có nhiều Kali, ít Natri, chứa nhiều axit béo không no tốt cho cơ thể. Theo các nghiên cứu hiện đại, đậu xanh chủ yếu hàm chứa chất Albumin, chất mỡ, chất đường, Canxi, Phốt pho, Sắt, Vitamin B1 và B2, Acid amin, … Theo Y học cổ truyền, đậu xanh là vị thuốc có vị ngọt, hơi tanh, tính mát và không độc, … thuộc nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc có công dụng: Thanh nhiệt giải đọc, lợi thuỷ, giảm nóng, chữa các bệnh nắng nóng phiền khát, phù thũng, phòng ngừa cảm nắng, say nắng, giải nhiều loại chất độc dẫn đến phiền táo, nôn mửa, rối loại trong cơ thể, tiêu tích nhiệt, khát nước, …

Ngoài ra, trong đậu xanh còn có thành phần làm hạ huyết mỡ hữu hiệu, giúp phòng chống chứng sơ cứng động mạch và huyết áp cao, bảo vệ gan và giải độc. Đồng thời, đậu xanh còn chứa thành phần như Oestrogen – hooc môn sinh sản nữ giới, giúp điều chỉnh mất cân bằng kích thích tố, làm tăng sinh lực, cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể.

Tổng hợp các bài thuốc hay chữa bệnh tuyệt vời từ đậu xanh

Sau đây là một số bài thuốc hay, chữa bệnh tuyệt vời từ đậu xanh, hãy cùng tham khảo nhé!

Tổng hợp các bài thuốc hay chữa bệnh tuyệt vời từ đậu xanh

Bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Đậu xanh và gạo tẻ (mỗi loại 100g) nấu thành cháo, ăn hằng ngày. Một liệu trình là 5 ngày.

Bài thuốc chữa ngộ độc thức ăn thể nhẹ: Ngâm nước 100g đậu xanh và nghiền mịn, gạn lấy nước uống từng bát lớn.

Bài thuốc chữa ngộ độc cà độc dược: Dùng 80g vỏ hạt đậu xanh kết hợp với 40g kim ngân hoa, 20g liên kiều, 10g cam thảo. Sắc lấy nước uống, một ngày một thang.

Bài thuốc chữa đau nhức khớp thời kỳ đầu: Dùng một lượng bằng nhau gồm đậu xanh và đậu đỏ, xay thành bột nhỏ, luyện với giấm thành hồ và đắp vào chỗ đau.

Bài thuốc chữa bệnh gout: Đậu xanh nguyên hạt nguyên vỏ dùng ½ chén, đem rửa sạch và ninh nhừ trên lửa nhỏ (không cần nêm nếm gia vị). Mỗi ngày dùng 2 bát vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Thực hiện đều đặn liên tục trong 30 ngày, các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.

Bài thuốc chữa cảm lạnh: Dùng 30g đậu xanh và 9g ma hoàng cho vào ấm với 700ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Hoặc dùng 30g đậu xanh (giã nát), 9g lá chè (bỏ vào trong túi vải). Cho 550ml nước vào nấu đến khi còn 200ml nước, lấy túi chè ra, cho đường đỏ vào uống nóng. Dùng liên tục trong 3 ngày.

Bài thuốc chữa cảm nắng, giải nhiệt: Dùng 50g bột đậu xanh nấu nhừ với một ít gạo; xắt nhỏ 16g lá dâu non và 12g lá tía tô 12g bỏ vào và đun sôi thêm 5 – 10 phút, để nguội và dùng (nước có màu đục thì thuốc không tốt).

Bài thuốc chữa cảm sốt miệng khát: Dùng 15g vỏ đậu xanh, 30g lá sen tươi, 10 bông hoa đậu ván trắng. Tất cả cho vào ấm cùng với 700ml nước, đun sôi. Dùng ngày khi còn nóng, một ngày/3 lần, dùng liên tục trong 3 ngày.

Bài thuốc chữa cảm nóng, ra nhiều mồ hôi: Dùng 10g vỏ hạt đậu xanh, 16g lá dâu non, 12g lá tía tô sắc uống. Nếu bị sốt cao, nóng nhiều, mê sảng, lấy 12g vỏ hạt đậu xanh, 12g kim ngân hoa, 12g lá tre, 8g bạc hà, 6g kinh giới và sắc uống.

Bài thuốc chữa viêm họng: 20g đậu xanh 20g và 01 trứng gà, đập trứng gà vào bát đánh kỹ, nấu đậu xanh cho chín tới, lấy nước nấu đậu đánh trứng vào mà húp; một ngày/2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

Bài thuốc chữa say nắng: Dùng 1 chén đậu xanh, 8g cam thảo nấu nước loãng uống dần.

Cháo đậu xanh giải độc: Dành cho các trường hợp ngộ độc thức ăn, bã đậu, các thuốc nông nghiệp, thảo dược, … Dùng đậu xanh 50g và 100g gạo tẻ; nấu cháo, để nguội. Một ngày ăn 2 – 3 lần.

Một số lưu ý khi sử dụng đậu xanh chữa bệnh

  • Những người có thể chất hàn không nên quá nhiều đậu xanh để tránh cho các cơ bắp và các khớp bị đau nhức, gây nên một số bệnh khác như viêm dạ dày mãn tính, tỳ vị lạnh, …
  • Khi nên ăn đậu xanh khi đói vì đậu xanh có tính hàn sẽ không tốt cho dạ dày.
  • Những người có thể chất suy nhược, hệ tiêu hoá kém không nên ăn quá nhiều đậu xanh, để tránh gặp phải các hiện tượng như đau bụng, tiêu chảy.
  • Những người đang dùng thuốc Đông y cũng không nên ăn đậu xanh để không bị hoá giải các dược tính có trong thuốc và làm thuốc mất tác dụng chữa bệnh.
  • Người già và trẻ em không nên ăn một lượng lớn đậu xanh, bởi đậu xanh sẽ khó tiêu hóa hết trong thời gian ngắn, gây đầy bụng, khó tiêu.
  • Cần phải kiên trì thực hiện bởi đây là các bài thuốc từ thảo dược nên hiệu quả đối với bệnh có thể chậm.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo được Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ đến với bạn đọc, tuy nhiên trước khi áp dụng các bạn cần phải tham khảo ý kiến của các Y Bác sĩ để tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Nguồn: thuocbac.edu.vn tổng hợp