Cà gai leo – Cây thuốc quý có tác dụng chữa bệnh “thần kỳ”

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây cà gai leo là một dược liệu quen thuộc, được dùng nhiều trong dân gian để chữa trị các bệnh về gan và mẩn ngứa, giải rượu, … rất hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ thông tin đến bạn đọc một số tác dụng và bài thuốc thần kỳ, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cà gai leo – Thảo dược chữa nhiều bệnh hiệu quả

Một số thông tin về dược liệu cà gai leo

Cây cà gai leo hay còn có tên gọi khác là cà gai dây, cà lù, cà quýnh, gai cườm, … thuộc học Cà (Solanaceae) với tên khoa học là Solanum procumbens Lour. Bộ phận thường dùng làm dược liệu là rễ và cành lá.

Cà gai leo là một loài cây nhỏ leo, dài khoảng 1m hoặc hơn, sống nhiều năm. Thân hoá gỗ ở gốc, nhẵn và phân nhiều cành. Cành non toả rộng, phủ lông hình sao và có nhiều gai cong màu vàng. Lá hình bầu dục hoặc thuôn, mọc so le, hai mặt lá đều có ai ở gân chính, kể cả cuống lá cũng có gai; mặt trên của lá có màu sẫm hơn, mặt dưới màu nhạt và phủ đầy lông tơ màu trắng. Hoa màu tím nhạt, mọc thành xin 2 – 5 hoa ở kẽ lá. Quả mọng hình cầu nhẵn, cuống dài, có màu vàng và chuyển dần sang màu đỏ khi chín, bên trong có chứa hạt màu vàng hình thận. Thường ra hoa vào tháng 4 – 6 và ra quả vào khoảng tháng 7 – 9.

Tác dụng, công dụng của cây cà gai leo

Theo GV Cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Cà gai leo có vị hơi the, đắng, tính ấm và hơi có độc, được biết đến là một loại “thảo dược quý” có rất nhiều tác dụng và công dụng chữa bệnh hiệu quả. Sau đây là một số công dụng nổi bật của cà gai leo trong điều trị trên lâm sàng gồm:

Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan: Trong cà gai leo có chứa hoạt chất Glycoalkaloid có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của xơ gan thông qua cơ chế ức chế sự tạo thành sợi collagen trong các tế bào gan.

Hỗ trợ điều trị vàng mắt, vàng da, mẩn ngứa, mụn nhọt: Hãm nước cà gai leo uống hằng ngày có thể giúp các triệu chứng vàng da, mụn nhọt, mẩn ngứa sẽ được cải thiện rất đáng kể và không gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng.

Hỗ trợ hạ men gan, giải độc gan: Cà gai leo giúp hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của virus gây viêm gan, hạ men gan và đào thải các chất độc có trong gan rất hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị tê thấp: Khi kết hợp thảo dược cà gai leo với một số thảo dược khác giúp hỗ trợ điều trị tê thấp, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Giải rượu hiệu quả: Dùng trà gai leo trước khi uống rượu giúp giảm nguy cơ say rượu, giảm cảm giác nôn nao, đau đầu, căng thẳng rất hiệu quả.

Ngoài ra, cà gà leo cũng có rất nhiều tác dụng khác như: hỗ trợ điều trị rắn cắn, chứng ho lâu ngày, ho do viêm họng, hen suyễn, ngừa sâu răng hiệu quả, …

Một số bài thuốc hay chữa bệnh “thần kỳ” từ cây cà gai leo

Một số bài thuốc hay chữa bệnh “thần kỳ” từ cây cà gai leo

Chữa rắn cắn: Dùng 30 – 50g rễ cà gai leo tươi, rửa sạch và giã nhỏ rồi hoà với 200ml nước sôi để nguội, lấy nước uống một ngày 2 lần. Ngày tiếp theo dùng 10 – 30g rễ cà gai leo khô chặt nhỏ, sao vàng và nầu với 600ml đến khi còn 200ml. Mỗi ngày uống 2 lần và liên tục trong 3 – 5 ngày là khỏi.

Chữa ho, ho gà: Dùng 10g rễ cà gai leo và 30g lá chanh, sắc nước uống một ngày 2 lần.

Chữa phong thấp: Dùng các vị thuốc rễ cà gai leo, rễ cỏ xước, rễ xấu hổ, rễ co tranh, thổ phục linh, kê huyết đằng (mỗi vị 6g) hoặc dùng rễ cà gai leo, rễ cỏ xước, rễ tầm xuân, vỏ chân chim, dây đau xương, kê huyết đằng (mỗi vị 20g), sắc lấy nước uống.

Chữa tê thấp, bàn chân tê huyết, sợ nước, sợ lạnh, khớp xương đau buốt: Dùng 20 – 30g mỗi vị thuốc gồm rễ cà gai leo, rễ gác, rễ lá lốt, rễ xuyên tiều, quýt rừng và cốt khí củ. Sắc lấy nước uống.

Bài thuốc giải rượu: Dùng 50g cà gai leo khô hãm với nước và uống như trà, trước khi uống rượu.

Chữa viêm gan, xơ gan và hỗ trợ chống ung thư gan: Dùng 10g dừa cạn, 30g cà gai leo và 10g diệp hạ châu, đem sao vàng và sắc lấy nước uống. Mỗi ngày một thang đến khi bệnh khỏi hẳn.

Tuỳ theo từng thể trạng mà liều dùng của thảo dược này có thể khác nhau. Liều lượng sẽ được dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác.

Thông tin được Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ, chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc!

Nguồn: thuocbac.edu.vn