Hoa đào không chỉ là loại hoa đẹp mà còn lại vị thuốc quý chữa bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ít ai biết rằng, hoa đào là một trong những loại hoa không chỉ để làm cảnh mà còn được coi là thuốc cực quý trong Đông y bởi vừa có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh vừa là loài hoa dưỡng nhan rất tốt.

Hoa đào – Vị thuốc quý trong đông y

Hoa đào – Vị thuốc quý trong đông y

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Trong Đông y, hoa đào có tính bình, vị đắng, không độc, đi vào 3 kinh tâm – can – vị, có công năng hoạt huyết, thông tiện, lợi thuỷ, đàm ẩm, tích trệ, chữa trị chứng thuỷ thũng, đại tiểu tiện không lợi, kinh nguyệt không đều, chữa điên loạn.

Có sách nói nếu hoa đào để nguyên cuống còn có tác dụng giải độc, mát máu, chữa bệnh thuỷ đậu, bệnh sởi – những căn bệnh phổ biến trong mùa đông – xuân.

Hoa đào thường nở rộ vào mùa xuân và có thể làm thuốc chữa bệnh rất tốt nên nhiều người thường có thói quen thu hái sau mỗi dịp Tết Nguyên đán, đem phơi khô trong bóng râm và bảo quản ở nơi khô ráo để dùng dần.

Các bài thuốc chữa bệnh và dưỡng nhan từ hoa đào

Các bài thuốc hay chữa bệnh và dưỡng nhan từ hoa đào

Hoa đào không chỉ là một loại hoa dùng làm cảnh mỗi dịp tết đến xuân về mà còn là một vị thuốc có thể chữa bệnh và dưỡng nhan rất tốt. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh và dưỡng nhan từ hoa đào, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Một số bài thuốc chữa bệnh

Bài thuốc chữa bí đại tiểu tiện: 10g Hoa đào kh) hoặc 30g hoa đào tươi, 50g gạo tẻ, một ít mật ong hoặc đường trắng. Nấu cháo, nêm nếm vừa miệng và ăn trong ngày. Khi khỏi bệnh là ngừng ngay, không nên dùng lâu.

Bài thuốc chữa kiết lỵ: Dùng khoảng 10 bông hoa đào, sắc nước 200ml nước, giữ sôi khoảng 5 phút và uống một ngày 3 lần.

Bài thuốc chữa táo bón: Dùng 30g hoa đào vào 100g bột làm bánh án, 30g bột mì hoặc dùng 10g bột hoa đào. Chia làm 2 lần, hoà với nước ấm uống khi đói.

Bài thuốc chữa chứng cước khí, đau vùng tim: Hoa đào phơi trong bóng mát, nghiền mịn; Uống sau mỗi bữa ăn, một ngày uống 3 lần, mỗi lần 3-4g, chiêu thuốc bằng nước ấm.

Bài thuốc chữa bế kinh: Dùng 10g hoa đào khô (hoặc 30g tươi), ngâm với 100ml rượu trắng, dùng sau 3 ngày. Mỗi ngày uống 1 lần và liên tục trong 7 ngày, mỗi lần 10ml hòa với nước ấm. Hoặc dùng 10g hoa đào cho vào 50g cơm rượu, trộn đều rồi đem chưng cách thuỷ cho nhừ hoa, để bớt nóng và dùng một ngày một lần, liên tục trong một tuần.

Bài thuốc chữa thủy thũng: Dùng một lượng hoa đào vừa đủ, nghiền bột. Mỗi lần dùng, lấy 6g cho vào nước cháo loãng, uống lúc đói. Một ngày 3 lần hoặc nấu cháo ăn.

Bài thuốc chữa đau eo lưng: Dùng 10g hoa đào giã vụn trộn với 500g gạo nếp, cho nước nấu thành cơm khô để nguội rồi cho men rượu ủ thành cơm rượu dùng dần.

Bài thuốc chữa sỏi thận: Dùng một lượng hoa đào, hổ phách bằng nhau. Nghiền hoa đào trộn đều với hổ phách mỗi lần 6g cho vào 1 tô lớn nước, nấu trong nửa giờ, lọc lấy nước uống. Ngày 2 lần.

Bài thuốc làm đẹp, dưỡng nhan

Bài thuốc chữa trứng cá, làm mờ các vết nám: Hoa đào phơi khô trong bóng mát, nhân hạt bí đao (liều lượng bằng nhau). Đem nghiền thành bột mịn và trộn đều với nhau. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, dùng một lượng thích hợp trộn đều với mật ong, thoa đều lên da làm mặt nạ và rửa bằng nước ấm sau 15 phút.

Bài thuốc bổ ngũ tạng, dưỡng nhan: 50g Hoa đào ngâm với 500g mật ong, sau một tuần có thể sử dụng. Mỗi ngày uống 2 lần (buổi sáng và buổi tối), mỗi lần 15ml.

Bài thuốc trị mặt bị phong lở ngứa: Dùng một lượng bằng nhau gồm hoa đào và nhân hạt bí đao. Tán đều 2 nguyên liệu và hòa mật mía, bôi vào chỗ lở ngứa.

Bài thuốc giảm nếp nhăn, làm sáng da: Dùng 250g hoa đào (chỉ hái những bông mới chớm nở), ngâm với 500ml rượu trắng. Đồng thời ngâm thêm 30g bạch chỉ vào 500ml rượu trắng ở một bình khác. Sau một tháng, chắt ra và trộn đều hai thứ rượu với nhau và dùng dần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ từ 10 – 20ml. Đồng thời, xoa rượu vào hai lòng bàn tay cho nóng và xát nhiều lần vào những chỗ da bị sạm.

Thông tin bài viết được Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ, chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi áp dụng, nên cần tham khảo ý kiến của các Y Bác sĩ đông y để chữa bệnh hiệu quả và an toàn nhé!

Nguồn: thuocbac.edu.vn