Một số phương pháp trị mồ hôi trộm bằng Y học cổ truyền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ra mồ hôi trộm còn được gọi là “Đạo hãn”, bệnh thường ra mồ hôi khi ngủ và khi tỉnh dậy mồ hôi không ra nữa, sách Thương hàn minh lý luận có ghi “Đạo hãn” là chỉ chứng ra mồ hôi trong khi ngủ”.

Vậy Nguyên nhân gây ra chứng “Đạo hãn” là gì?Phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng các bác sĩ chuyên gia đến từ Trường Cao đẳng Dược Tp HCM tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi trộm khi ngủ

Đổ mồ hôi trộm là những đợt ra mồ hôi rất nhiều, có thể làm ướt cả quần áo và giường, theo Đông Y gọi chứng này là “Đạo hãn” hay “Tẩm hãn”. Nguyên nhân theo đông y như sau:

  • Do âm hư gây đạo hãn
  • Thận âm hư,
  • Tâm thận bất giao,
  • khí âm đều hư hoặc thấp nhiệt đều gây đạo hãn.

Chứng ra mồ hôi khi ngủ được gọi là “Đạo hãn”

Phương pháp chữa trị theo từng nguyên nhân của bệnh

Ra mồ hôi bất thường do âm hư đạo hãn

Chứng này thường gặp ở trẻ em gầy, còi xương hoặc những người sau khi mắc bệnh nhiệt cấp tính, điển hình một số triệu chứng như: khi ngủ ra mồ hôi nhiều, miệng khô háo, mạch tế sác, lưỡi đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng,…

Bài thuốc Lục vị hoàn hợp Đương quy lục hoàng bao gồm: Đan bì 10g, Bạch linh 10g, Trạch tả 10g, Hoàng liên 4g, Sơn thù 15g, Thục địa 20g, Ma hoàng căn 12g, Hoàng kỳ 16-24g, Đương qui 12g, Mẫu lệ 20g, Hoàng cầm 4g, Hoàng bá 4g, Sinh địa 12.

Kết hợp với phương pháp châm cứu như: Âm khích, nhiên cốc, phế du.

Ra mồ hôi trộm do âm hư nội nhiệt

Ra mồ hôi trộm kèm theo các chứng gò má đỏ, khát nước khô họng, trào nhiệt tâm phiền, ho khan hoặc trong đờm có lẫn sợi huyết là thuộc âm hư nội nhiệt, có thể dùng phương Lục thị chỉ đạo hãn phương để tư âm nuôi tân dịch , thanh nhiệt cầm mồ hôi.

Nguyên liệu: Mật trích tang diệp 15g, Lữ đậu y 20g, Phù tiểu mạch 30g, Sinh bạch thược 12g, Bích đào can 12g, Sao sinh địa 12g, Sao mạch môn 12g, Sinh hoài sơn 10g, Sinh kê nội kim 10g.

Cách dùng : Ngâm nước các vị thuốc trên sau 30 phút đem sắc 2 lần, cho uống lúc ấm. Nước đầu sắc lấy 250ml, nước thứ hai sắc lấy 200ml nước thuốc đặc.

Hoặc bài:

  • Long cốt nung 20g
  • Bạch linh 40g
  • Đẳng sâm 24g
  • Liên nhục 120g

Các vị sao qua, nghiền nhỏ trộn thành bột kép, mạch môn bỏ lõi nghiền nhỏ chưng nhừ thành cao trộn với bột thuốc, hoàn thành viên bằng hạt ngô, ngày uống hai lần sáng và tối mỗi lần 12g với nước sôi nguội.

Ra mồ hôi trộm do thận âm hư

Ra mồ hôi trộm thương tổn đến Thận âm, phần nhiều có thêm các chứng di tinh, lưng gối đau mỏi,nhiệt miệng, miệng lưỡi mọc mụn, lưỡi đỏ ít rêu, mạch xích trái vô lực có thể dùng Đoàn thị tư âm liễm dịch thang để tư bổ Thận âm, thu liễm tân dịch.

  • Ô mai 10g
  • Sinh địa hoàng 15g
  • Hỏa ma nhân 10g
  • Huyền sâm 10g
  • Ngũ vị tử 5 g
  • Mạch môn 10g
  • Thục địa hoàng 15g

Sắc uống ngày 1 thang.

Ra mồ hôi trộm do Tâm thận bất giao

Đạo hãn có thêm chứng hồi hộp mất ngủ, mỏi lưng hay mê, táo bón, suy nhược thần kinh, lưỡi đỏ ít tân dịch, bệnh thuộc âm hư mà Tâm Thận bất giao, có thể dùng Bạch thị giao thông Tâm Thận phương để tư dưỡng nguyên âm và giao Tâm Thận.

Nguyên liệu: Thục địa hoàng 24g, Hoài sơn 24g, Sơn thù 10g, Ngũ vị tử 10g, Khiếm thực 24g, Thỏ ty tử 24g, Sa uyển tử 24g, Tang phiêu tiêu 10g, Phục thần 10g, Viễn trí 10g, Sinh long cốt 10g, Thủ ô đằng 30g, Kim anh tử 10g.

Nếu âm hư nhiều dùng “Ích âm thang” gồm: Sinh địa 16g,sơn thù 16g, hoài sơn 16g, đan bì 12g, bạch thược 12g, mạch môn đông 12g, trạch tả 12g, địa cốt bì 12g, liên nhục 12g, đăng tâm 10g, ngũ vị 6g.

Sắc uống ngày một thang chia đều uống 3 lần.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Hậu giảng viên Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Tp HCM cho biết, trường hợp nội nhiệt nặng hoặc hỏa của ngũ chí khuấy động gây táo nhiệt, hao cuồng phải tư âm dưỡng huyết thanh nhiệt, tả hỏa có thể uống kết hợp với “Đương quy lục hoàng thang” gồm:

  • Đương quy 16g
  • hoàng kỳ 12g
  • sinh địa hoàng 12g
  • thục địa hoàng 16g
  • hoàng liên 10g
  • hoàng cầm 10g
  • hoàng bá 12g.

Sắc uống ngày một thang chia đều uống 3 lần.

Ra mồ hôi trộm do khí âm đều hư

Ra mồ hôi trộm hoặc tự ra mồ hôi, lượng mồ hôi ra khá nhiều rất dễ bị cảm mạo, khát nước, hồi hộp, mỏi mệt, sốt nhẹ, bệnh thuộc khí âm đều hư, tấu lý thưa hở, phép trị nên ích khí dưỡng âm, làm bền chắc cơ biểu, thu liễm cầm mồ hôi, dùng Bối thị thực tấu ẩm.

  • Sinh địa hoàng 15g
  • Đảng sâm 15g
  • Mạch môn đông 10g
  • Ngũ vị tử 3g
  • Long cốt 10g
  • Mẫu lệ 15g
  • Bích đào căn 10g
  • Phù tiểu mạch 15g
  • Nhu đạo căn           15g

Bệnh Phế lao do uống nhầm thuốc cay ấm biểu tán hoặc đắng lạnh hại Vị, đến nỗi ra mồ hôi trộm, lượng mồ hôi nhiều, lại thêm hiện tượng tinh thần thể trạng suy sụp, cho uống Cừu thị đạo hãn phương để thanh nhiệt tư dưỡng và cầm mồ hôi.

Bài thuốc gồm các vị thuốc: Sinh địa hoàng, Bách hợp, Lữ đạo y, Đại cáp tán, Yến căn, Từ thạch nung, Xuyên bối, Điền hạnh nhân, Phục thần, Thoa thạch hộc, Mẫu lệ nung, Đại cáp tán, Long cốt nung.

Đối vơi loại ra mồ hôi trộm nguyên nhân âm hư hỏa nhiệt đều có thể phối hợp dùng Ngũ bội tử tán đắp vào rốn.

Dùng Ngũ bội tử 3 gam, tán bột mịn, trong vào tí chút nước nóng, nặn thành miếng đắp vào rốn, phủ mảnh lụa rồi dán băng dính cố định, dùng liên tục 3-5 ngày, thấy hiệu quả thì ngừng thuốc.

Ra mồ hôi do thấp nhiệt

Đạo hãn có thêm chứng sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, đắng miệng, rêu lưỡi nhớt, tiểu tiện sẻn vàng, hoặc chứng này gặp ở trẻ em là do thấp nhiệt nung nấu ở trong gây bệnh, dùng Tang đan ẩm để khơi thông thấp nhiệt, thu liễm mồ hôi.

  • Tang diệp 12g
  • Mẫu đơn bì 9g
  • Liên kiều 9g
  • Hoạt thạch 9g
  • Thông thảo 6g
  • Mẫu lệ 18g
  • Phù triển mạch 18g

Trường hợp giai giảm có kèm chứng phát sốt, có thể căn cứ vào nhiệt độ cao, thấp mà linh hoạt gia Thạch cao. Nếu mồ hôi trộm kéo dài và quá nhiều, lại thêm sợ rét nhẹ, gia Hoàng kỳ. Nếu trẻ em thể chất yếu, uống nguyên đơn này không hiệu quả nhiều, có thể dùng chung với Sinh mạnh tán.

Nguồn: thuocbac.edu.vn