Giới thiệu bài tập cho người đau dây thần kinh tọa

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trung bình, trong đời mỗi người có khoảng 40% các trường hợp trải qua các cơn đau thần kinh tọa, những cơn đau gây ảnh hưởng đến cuộc sống công việc. 

Đau thần kinh tọa gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt người bệnh.

Đau thần kinh tọa là gì? Các triệu chứng và nguyên nhân

Bệnh đau thần kinh tọa là tình trạng đau thắt lưng xảy ra do dây thần kinh hông to (thần kinh tọa) bị tổn thương hoặc bị chèn ép. Đây là một dây thần kinh lớn, dài nhất cơ thể, chạy dọc từ sau lưng dưới tới mặt sau của hai chân. Nó đi xuyên qua lỗ trống ở đốt sống cụt, chi phối hoạt động của lưng và chân.

Các triệu chứng thường gặp chứng tỏ đau dây thần kinh tọa

Các Dược sĩ Trường  Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết người bị đau thần kinh tọa thường gặp phải một số triệu chứng sau :

– Đau thắt lưng, lan dọc xuống hai bên hông và mông. Nếu đau eo bên phải sẽ lan xuống gây nhói hông phải và mông phải, còn đau eo trái thì hông trái và mông trái sẽ bị đau. Sau đó đau nhức từ mông xuống bắp chân, kheo chân và lan xuống tận các ngón chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.

– Đau âm ỉ  từng cơn hoặc đau cấp tính liên tục, đau tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi, ban đêm cơn đau có xu hướng nặng hơn.

– Đau khi thay đổi tư thế, hoặc chỉ cần ho hay hắt hơi cũng thấy nhói lưng do có hội chứng chèn ép.

– Cột sống cứng và đau, khó cúi hoặc nghiêng người. Có triệu chứng khó kiễng chân, khó đứng trên đầu ngón chân.

– Triệu chứng kèm theo bệnh:  có cảm giác tê, nóng, đau rát như dao đâm, ở vùng bị đau cảm giác như bị kiến bò,…

– Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, lâu dần bệnh nhân sẽ bị teo cơ.

Nguyên nhân gây đau dây đau thần kinh:

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa rất nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là do những tổn thương ở cột sống thắt lưng như:

– Lao động quá sức hoặc vận động không khoa học: Bê vác, vận chuyển đồ, kéo vật nặng hoặc ngồi sai tư thế sẽ gây ảnh hưởng đến cột sống. Tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian dài dẫn đến chèn ép dây thần kinh và gây đau dây thần kinh tọa.

– Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, gây đau thần kinh tọa. Theo thời gian, các đĩa đệm bị tổn thương, nhân nhầy thoát ra ngoài và khô cứng chèn vào rễ dây thần kinh hông và gây đau.

– Nguyên nhân từ các bệnh lý cột sống: Hẹp cột sống, lao cột sống, ung thư cột sống, thoái hóa cột sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm,… là những căn bệnh cột sống gây ra đau thần kinh tọa

– Đau thần kinh tọa do chấn thương hoặc nhiễm trùng: Gãy xương, viêm cơ, nhiễm trùng có thể chèn ép lên dây thần kinh hông gây những cơn đau thần kinh tọa.Một số trường hợp không có nguyên nhân cụ thể.

Bài tập tốt cho người đau dây thần kinh tọa

Theo các Y sĩ Y học ổ truyền TPHCM bệnh đau thần kinh tọa dưới các tên: yêu cước thống, yêu thoái thống, tọa cốt thống…Đặc tính của bệnh đau thần kinh tọa là đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông.  Trong quá trình điều trị dùng thuốc theo chỉ định của nhà chuyên môn, các bài tập vật lý trị liệu thông thường, giúp bệnh nhân bị đau thần kinh tọa mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần, giảm cơn đau trong quá trình điều trị bệnh.

Một số động tác người đau có thể tự tập:

– Đầu tiên nằm sấp và làm những động tác gồng cơ mông sau đó ngẩng đầu lên, xoay đầu sang trái, phải, trước, sau từ 2-6 cái.

– Bệnh nhân nằm ngửa, gập duỗi gối từng bên và 2 bên cùng lúc. Sau đó tay để sau gáy, nhấc đầu và vai lên. Tiếp theo nhấc từng chân lên, hạ xuống, làm từ 1-3 lần.

– Người bệnh quỳ, chống 2 tay và 2 gối. Sau đó, đưa từng chân lên, hạ xuống. Tiếp theo bệnh nhân quỳ một chân, mông ngồi trên bắp chân, bàn chân duỗi. Chân kia duỗi ra phía sau. 2 tay để 2 bên đầu gối chống xuống giường.

– Bệnh nhân đưa 2 tay thẳng lên trời, 2 cánh tay ngang với 2 tay, thân ưỡn ra sau tối đa, hít vào tối đa, giữ hơi mở thanh quản bằng cách hít thêm, đồng thời dao động thân trên và đầu về phía trước, sau từ 2 – 6 cái. Sau đó, hạ tay chống xuống giường thở ra triệt để. Động tác này làm từ 1-3 lần.

Theo kiến thức đông y cho biết: Đối với người bệnh chân bị đau cần xoa chi dưới  bằng cách bệnh nhân ngồi, nếu chân trái đau thì hơi co đầu gối trái, chân phải thẳng, 2 bàn tay đặt trên đầu gối trái, xoa từ trên xuống dưới và phía bên cẳng chân, rồi xoa từ cổ chân lên đến mông phía sau từ 10-20 lần. Thở tự nhiên.

Đối với bệnh nhân bị thoái hóa cột sống, tốt nhất là nên đi bộ mỗi buổi sáng. Tùy theo thể trạng mà đi bộ với thời gian phù hợp. Lúc đầu có thể đi khoảng 20 phút, sau tăng lên 30-45 phút. Đi bộ có thể chống cứng khớp, làm dẻo dai cột sống.

Đối với người bệnh chân đau, nếu có điều kiện, tập động tác có sự hỗ trợ của của kỹ thuật viên hoặc người thân.  Tập cổ chân gồm 2 động tác: Động tác quay cổ chân, bệnh nhân nằm ngửa, kỹ thuật viên đứng bên cạnh phần cẳng chân, một tay giữ gót chân người bệnh, tay kia nắm phía đầu bàn chân quay cổ chân bệnh nhân 2-3 lần, rồi đẩy bàn chân vào ống chân để chân co tối đa, sau đó, duỗi bàn chân đến cực độ. Động tác lắc cổ chân, kỹ thuật viên đứng phía dưới, 2 tay ôm cổ chân bệnh nhân, 2 ngón cái để trên mắt cá trong và mắt cá ngoài; dùng gốc bàn tay đẩy đưa gót chân người bệnh vào trong, ra ngoài khoảng 2 – 3 lần.

Lưu ý, để bài tập đạt hiệu quả, người bệnh cần kiên trì, mỗi lần tập tối đa từ 30 – 45 phút.

Nguồn: thuocbac.edu.vn