Theo Y học cổ truyền thiếu máu xuất phát từ nguyên nhân dinh dưỡng không đầy đủ nhất là thiếu sắt, tỳ vị suy nhược, mất máu sau chấn thương hay phẫu thuật,…
- Hỗ trợ trị lao phổi bằng thuốc và món ăn trong Y học cổ truyền
- Những món ăn thuốc chữa bệnh ho khan
- Hà Nội giảng viên Y học cổ truyền bật mí tác dụng tuyệt vời của cây Đinh lăng
Nguyên nhân dấn đến thiếu máu trong Y học cổ truyền
Nguyên nhân dấn đến thiếu máu trong Y học cổ truyền
Theo góc nhìn của Y học cổ truyền, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu máu, trong đó tỳ vị suy nhược, dinh dưỡng không đầy đủ đặc biệt là thiếu sắt, mất máu do khí huyết đều hư, phẫu thuật, chấn thương, … Từ đó, các Y sĩ Y học cổ truyền cho rằng cần bổ sung dinh dưỡng nhất là sắt, kết hợp bổ khí huyết và hoạt huyết để làm tăng lưu thông tuần hoàn, bổ sung huyết dịch nuôi dưỡng cơ thể và nuôi dưỡng não.
Khi bị thiếu máu, người bệnh sẽ có biểu hiện như: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, ù tai ,mất ngủ, tê tay chân, tóc khô giòn , hay quên, dễ rụng,… Nếu xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh có thể sử dụng các món ăn ăn kết hợp với một số vị thuốc có tác dụng rất tốt đối với bệnh thiếu máu theo hướng dẫn của các Y sĩ Y học cổ truyền ngay dưới đây. Tuy nhiên, người bệnh cần nhớ rằng tùy theo điều kiện mà có thể áp dụng các món ăn bài thuốc phù hợp.
Điều trị thiếu máu nhờ món ăn bài thuốc Y học cổ truyền
Điều trị thiếu máu nhờ món ăn bài thuốc Y học cổ truyền
Món ăn bài thuốc 1
– Chuẩn bị: Hoàng kỳ 50g, đảng sâm 50g, chim cút 2 con, hoài sơn 50g.
– Cách làm: Chim cút làm sạch lông, bỏ ruột, sau đó cho vào vào nồi cùng hoàng kỳ, hoài sơn và đảng sâm đổ vừa nước, hầm cho thịt chim cút nhừ, gia vị vừa ăn. Người bệnh sử dụng mỗi ngày 1 lần và dùng 5 đến7 ngày là một liệu trình. Đây là bài thuốc rất tốt cho người bị thiếu máu, người mới ốm dậy hay trẻ em suy dinh dưỡng,…
Món ăn bài thuốc 2
– Chuẩn bị: Gan gà 100g gan gà, Lá dâu 50g.
– Cách làm: Gan gà rửa sạch, thái nhỏ, ướp gia vị; lá dâu rửa sạch. Sau đó cho gan vào nồi xào qua, thêm nước vừa đủ, đun chín, sau đó cho lá dâu vào, nấu sôi lại là được. Sau đó nêm gia vị vừa ăn và ăn nóng trong bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đây là món ăn tuy đơn giản nhưng có tác dụng cao trong việc bổ can thận, bổ huyết, tăng cường thể lực, giúp sáng mắt, rất tốt cho trẻ em bị thiếu máu và suy nhược cơ thể.
Món ăn bài thuốc 3
– Chuẩn bị: Gà mái 1 con, gạo tẻ 100g.
– Cách làm: Gà sau khi rửa sạch đem hầm lấy nước cốt. Sau đó dùng nước cốt đó để nấu cháo, nấu to lửa cho sôi kỹ, rồi để nhỏ lửa cho nhừ nhuyễn. Lời khuyên từ Y sĩ Y học cổ truyền: nên ăn nóng vào hai bữa sáng và tối. Liệu trình dùng từ 3 đến 5 ngày.
Mặc dù khá đơn giản trong viếc chuẩn bị cũng như cách thể hiện nhưng lại mang đến tác dụng hiệu quả trong việc bổ ích khí, tư dưỡng ngũ tạng và được các Y sĩ Y học cổ truyền tin dùng trong điều trị các bệnh suy nhược hay thiếu máu.
Món ăn bài thuốc 4
– Chuẩn bị: Hà thủ ô 30g, 2 quả trứng gà (luộc chín).
– Cách làm: Đối với món ăn bài thuốc này, người bệnh chỉ cần cho cả 2 nguyên liệu vào nồi nước nấu, ăn trứng, dùng nước canh, ăn ngày 1 lần.
Bài thuốc y học cổ truyền này góp phần bổ can thận, ích tinh huyết, thường được các Y sĩ y học cổ truyền áp dụng cho những người thiếu máu, tóc bạc sớm, , rụng tóc, đầu váng, mắt hoa, trí nhớ giảm sút.
Món ăn bài thuốc 5
– Chuẩn bị: Thịt dê 250g, gừng 10g, sinh địa hoàng 15g, đương quy 15g, nước tương, muối, đường vừa đủ. Thịt dê sau khi rửa sạch, thái nhỏ và cho vào nồi trộn đều với các vị trên, thêm nước xâm xấp, đun sôi sau đó đun nhỏ lửa hầm nhừ là dùng được. Liệu trình dùng 5 đến 7 ngày, ngày ăn 1 lần với cơm sẽ có tác dụng trong việc tăng thể lực, bổ khí huyết, rất tốt cho người bệnh thiếu máu, gầy yếu, mệt mỏi.
Người bệnh dựa trên tình hình cơ thể, điều kiện, sở thích, khẩu vị,… để lựa chọn cho mình món ăn bài thuốc phù hợp. Một món ăn ngon phù hợp với hệ tiêu hóa của người bệnh sẽ góp phần tăng hiệu quả của món ăn. Bên cạnh đó, bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền nếu không thấy hiệu quả để có thể kịp thời điều chỉnh.
Nguồn: thuocbac.edu.vn