Những công dụng hữu ích trong đông y của cây chùm ngây

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chùm ngây từ lâu đã được nhận định là cây thuốc quý có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị bệnh hay từ cây chùm ngây.

Những bài thuốc điều trị bệnh hay từ cây chùm ngây

Theo các bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết lá chùm ngây là một vị thuốc quý, có tác dụng kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, rễ chùm ngây được sử dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền khác nhau. Tại Ấn Độ, rễ được dùng như là chất kích thích trong các cơn đau do bị liệt và sốt từng cơn, dùng điều trị bệnh động kinh, chữa benehjc ơ xương khớp, suy nhược thần kinh và các bệnh về đường tiêu hóa.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong 100g lá chùm ngây non còn tươi có rới 6,35g chất đạm, 1,7g chất béo, 8g bột đường, 1,9g chất xơ, 3,75g chất khoáng (trong đó phốtpho 50mg, kali 216mg, canxi 122mg, magne 123mg, đồng 0,1mg, sắt 16 g, caroten 6.250 UI), các vitamin B1 0,2mg, B2 0,21mg, PP 2,25mg và C 110 – 220mg. Vì thế, lá chùm ngây non là loại rau giàu dưỡng chất, rất tốt cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm.

Ngoài ra, các bộ phận của cây chùm ngây còn chứa nhiều khoáng chất, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, axit amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic axít và kaempferol. Lá và hoa còn tươi của cây chùm ngây có chứa vitamin C nhiều hơn trái cam 7 lần, canxi nhiều hơn 4 lần và protein gấp 2 lần so với sữa, vitamin A gấp 4 lần so với cà rốt, kali gấp 3 lần chuối.

Món ăn bài thuốc từ cây chùm ngây

Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết rau trùm ngây là một loại rau rất giàu dinh dưỡng, chùm ngây được chế biến trong nhiều bài thuốc Đông y như sau:

Bài thuốc trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, làm giảm axit uric, ngăn ngừa sỏi oxalat: rễ chùm ngây tươi 100g (30g khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước sôi 15 phút. Uống thay trà trong ngày.

Bài thuốc giúp ổn định huyết áp và đường huyết, bảo vệ gan, trị suy nhược: Lá chùm ngây non 150g rửa sạch, giã nát, thêm 300 ml nước sạch, lọc lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố) thêm mật ong, trộn đều, chia uống 3 lần trong ngày.

Bài thuốc điều trị u xơ tiền liệt tuyến: Rễ chùm ngây tươi 100g (khô 30g), lá trinh nữ hoàng cung tươi 80g (khô 20g). Nấu với 2 lít nước còn lại 500ml. Chia làm 3 lần, uống trong ngày.

Ngoài các bài thuốc trên, rau chùm ngây còn được chế biến thành các món ăn bài thuốc như sau:

Lá chùm ngây non rửa sạch, cắt nhỏ, nấu canh với tôm, cá, thịt nạc… nêm gia vị vừa đủ, rau chín tới.

Trộn dầu giấm: Lá chùm ngây non và đọt non vừa đủ dùng, rửa sạch. Có thể thêm cà chua bi và hành tây trộn với dầu giấm, gia vị, tiêu, đường.

 

Tuy rằng, rau chùm ngây rất giàu giá trị dinh dưỡng nhưng loại rau này chống chỉ định với phụ nữ mang thai. Vì thế, bà bầu cần hết sức cân nhắc và không sử dụng trong thời gian này.