Công dụng trị bệnh tuyệt với từ thảo dược Sa Nhân Tím

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây Sa Nhân Tím là một loại cây thảo hay còn được gọi với tên khác là Vân mộc hương hay Ngũ mộc hương, vân mộc hương. Đây là một loại Dược học cổ truyền được các thầy thuốc sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh đặc biệt hữu ích.

Công dụng trị bệnh tuyệt với từ thảo dược Sa Nhân Tím

Công dụng trị bệnh tuyệt với từ thảo dược Sa Nhân Tím

Sơ lượt thông tin về cây cây Sa Nhân Tím

Cây Sa Nhân Tím là một loại cây thuộc họ Gừng (danh pháp khoa học: Zingiberaceae), cây có tên khoa học là Amomum longiligulare. Sa nhân tím xuất hiện chủ yếu ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới như Đông Nam Á,Nam Á,… Loài thực vật này mọc nhiều ở đảo Hải Nam – Trung Quốc và một số tỉnh ở Việt Nam như Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai,…

Sa nhân tím là cây thân thảo, có chiều cao trung bình từ 1.5 đến 2.5m và sống lâu năm. Thân rễ, có xu hướng mọc bò lan. Lá sa nhân có hình mác, dài khoảng 20 đến 30cm, rộng từ 3 đến 6cm và mọc so le. Hoa Sa Nhân Tím mọc thành cụm ở thân rễ, màu trắng, mỗi cụm có khoảng 5 – 7 hoa. Quả của cây có màu tím, hình cầu, đường kính từ 1.2 – 2cm. Hoa và quả mọc quanh năm.

Theo phân tích từ các giảng viên chuyên khoa Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, trong Quả sa nhân chứa khoảng 0.65 % tinh dầu. Tinh dầu của dược liệu này gồm có a pinen, caren-3, limonene-borneol, camphor,…

Sa Nhân Tím và một số bài thuốc trị bệnh hữu ích

Sa Nhân Tím được trồng hay mọc hoang phổ biến ở nước ta

Sa Nhân Tím được trồng hay mọc hoang phổ biến ở nước ta

Trị có thai lạnh bụng, tiểu tiện không thông và đầy hơi: Sử dụng Hương phụ và sa nhân tím bằng lượng nhau. Sau đó mang dược liệu phơi khô và tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng từ 3 đến 4g uống với nước ấm, ngày dùng 3 lần. Hoặc chuẩn bị mỗi vị 8 g và đem sắc, uống hết trong ngày.

Chữa trẻ em cam tích, nôn mửa, ăn không tiêu và đau bụng: Sử dụng Mộc hương 6 g, bạch truật 4 g, sa nhân tím 4 g, chỉ thực 6 g. Sau đó mang các vị tán thành bột mịn. Sau đó dùng nước sắc từ gạo và bạc hà trộn đều với bột mịn, làm thành viên hoàn nặng khoảng 0.25 g. Ngày sử dụng 2 đến 3 lần, mỗi lần dùng từ 2 đến 3 viên.

Trị phong tê thấp: Sử dụng 10 g thân rễ sa nhân tím. Sau đó mang rửa sạch, cắt rễ thành từng khúc nhỏ. Sau đó đem ngâm với 100ml rượu trong nửa tháng. Khi dùng, lấy dịch rượu xoa bóp lên vùng đau nhức. Hoặc có thể nấu với lá hồng bì dại và ngâm chân khi nước còn ấm để giảm đau.

Trị tiêu chảy: Sử dụng Vỏ cây vối, sa nhân tím, thanh bì, mạch nha, trần bì, thần khúc và vỏ rụt mỗi thứ 2g. Sau đó mang các vị tán thành bột và vo thành viên. Mỗi lần dùng 4 g uống với nước tía tô sắc, ngày dùng 2 lần cho đến khi khỏi.

Trị đau nhức răng: Sử dụng  sa nhân tím phơi khô. Sau đó mang hạt giã thành bột, sau đó dùng bột chấm vào chỗ răng đau. Hoặc ngâm hạt sa nhân với rượu rồi ngậm.

Chữa viêm đại tràng mãn tính: Sử dụng Mộc hương tán bột 1 g, bột sắn dây 30 g và sa nhân tím tán bột 1 g. Sau đó mang các vị khuấy đều với nước, sau đó thêm đường và nấu thành cháo. Ngày ăn 2 lần.

Chữa viêm loét dạ dày mãn tính: Sử dụng Dạ dày lớn 1 cái và sa nhân 6 g. Sau đó mang Rửa sạch dạ dày, thái sợi, thêm sa nhân vào nấu canh. Dùng 1 lần/ ngày liên tục trong 10 ngày.

Chữa chứng thai nghén, hay buồn nôn: Sử dụng Gạo tẻ 30 g và sa nhân tím nghiền mịn 3 g. Sau đó mang Nấu cháo cho chín, sau đó thêm bột sa nhân tím vào.

Sa Nhân Tím được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh

Sa Nhân Tím được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh

Những điểm cần chú ý khi sử dụng các bài thuốc từ Sa Nhân Tím

Theo chia sẻ từ các giảng viên khoa Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, mặc dù Sa Nhân Tím có tác dụng tốt cho sức khỏe con người nhưng khi sử dụng mộc hương cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Không dùng Sa nhân tím cho người âm hư nội nhiệt.
  • Sa nhân tím có tác dụng tán phong hàn, tiêu thực và hành khí. Chính vì thế có thể tận dụng dược liệu này để điều trị các chứng bệnh thường gặp như đầy bụng, ăn không tiêu, buồn nôn, đau nhức xương khớp,… Thế nhưng cần sử dụng dược liệu theo liều lượng quy định để giảm thiểu các rủi ro phát sinh.
  • Nên thận trọng khi lựa chọn sa nhân tím vì có rất nhiều loại thực vật có tên gọi và hình dáng tương tự.

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo về thảo dược Sa Nhân Tím. Nếu có nhu cầu sử dụng Sa Nhân Tím để trị bệnh các bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ hay thầy thuốc có chuyên môn để được tư vấn cụ thể liều dùng.