Ngưu tất một loại thảo dược đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc truyền thống Trung Quốc từ hàng trăm năm trước. Theo Y Học Cổ Truyền, ngưu tất có tác dụng chữa tê thấp, đau nhức gân xương và kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để chữa cảm mạo, phát sốt, sổ mũi, sốt rét, lỵ, viêm màng tai, quai bị, viêm thận phù thũng, đái rắt và đái buốt.
- Cách dùng cây cỏ mực chữa suy thận hiệu quả nhất bạn nên biết
- Một số bài thuốc đông y chữa bệnh từ cây thài lài trắng
- Cây móp gai: Thảo dược quý trong việc điều trị xơ gan cổ trướng và phù thận
Hình ảnh cây Ngưu tất
Để hiểu rõ hơn về vị thuốc của ngưu tất, hãy cùng Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về cây ngưu tất
Tên gọi khác: như hoài ngưu tất, cây cỏ xước, có xước hai răng, cỏ sướt và ngưu kinh.
Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume – họ Rau rền (Amaranthaceae).
1.1. Mô tả thực vật:
Ngưu tất là một loại cây thảo cao từ 60cm đến 1m. Củ ngưu tất có hình dạng trụ, dài khoảng từ 20 đến 30cm và đường kính từ 0,5 đến 1,0cm. Rễ cây nhỏ mảnh, cong queo và thu nhỏ từ cổ rễ đến chóp rễ. Lá mọc đối, có mép lượn sóng. Thân của cây là mảnh, có cạnh, hơi vuông, thường cao từ 60cm đến 1m, và có thể lên tới 2m, màu lục hoặc nâu tía. Cành thường mọc thẳng đứng.
– Lá mọc đối, có cuống, hình trứng, đầu nhọn, gốc thuôn hẹp, mép nguyên dài từ 5 đến 12cm, rộng từ 2 đến 4cm. Hai mặt lá nhẵn, mép lá có thể uốn lượn, gân lá mặt trên thường có màu nâu tía. Cuống lá dài khoảng 1 đến 1.5cm. Rễ củ của cây có hình dạng trụ dài, và có nhiều rễ phụ to.
– Cụm hoa là bông ở đầu cành hoặc ké lá, dài 2 – 5cm. Hoa mọc hướng lên nhưng khi trở thành quả sẽ mọc quặp xuống. Lá bắc dài 3mm, lá đài 5, gần bằng nhau, nhị 5, chỉ nhị dính với nhau và dính cả với nhịp lép, nhị lép có răng rất nhỏ, bao phấn hình mác, chim, bầu hình trứng. Quả nang hình bầu dục có một hạt, lá bắc còn lại và nhọn thành gai, có thể vướng phải và mắc vào quần áo.Lá bắc còn lại sau khi quả chín có đầu nhọn và hình gai, có thể dính vào quần áo.
Mùa hoa quả của cây ngưu tất thường là từ tháng 5 đến tháng 7.
1.2. Phân bố, sinh thái:
Cây có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Trung Quốc hoặc Nhật Bản. Đã được thuần hóa và trồng từ lâu đời ở những quốc gia này. Vào năm 1960, ngưu tất đã được nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Lúc đầu, ở Sapa cây được trồng thuần hóa trước, sau chuyển sang Sìn Hồ (Lai Châu) và trại thuốc Vĩnh Phúc – Tam Đảo, cũng như trại thuốc Hà Nội- Văn Điển. Khoảng 30 năm trước, ngưu tất đã được trồng dưới hình thức sản xuất dược liệu ở vùng ngoại ô Hà Nội và các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Điều này cho thấy ngưu tất là một ví dụ điển hình về cây thuốc có nguồn gốc ôn đới, đã thành công trong việc trồng ở vùng đồng bằng có khí hậu nhiệt đới gió mùa thông qua nghiên cứu di thực. Điều này cho thấy ngưu tất có phạm vi sinh thái tương đối rộng, mặc dù thời vụ trồng chủ yếu vẫn diễn ra vào thời kỳ có nhiệt độ thấp trong năm.
Ngưu tất thích ánh sáng và độ ẩm. Cây này có hoa và quả hàng năm, và thường tái sinh tự nhiên chủ yếu thông qua hạt.
2. Bộ phận dùng của ngưu tất
Chủ yếu là rễ phơi hoặc sấy khô của cây. (Radix Achyranthis Bidentatae.)
Thu hái, chế biến:
- Rễ thường được thu hái vào mùa đông khi thân lá đã khô héo.
- Rễ đào lên, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, ủ đống làm cho màu trở nên vàng.
- Cắt thành đoạn dài 16-30cm, đường kính 5-20mm, bó thành từng bó.
Rễ bộ phận dùng của Ngưu tất
Dược liệu cây ngưu tất có các đặc điểm
Rễ ngưu tất có kích thước to, dài và dẻo là loại tốt. Loại có thân và rễ màu hồng được gọi là hồng thảo căn.
- Rễ có hình dạng trụ, dài khoảng 20-30 cm và đường kính từ 0,5-1,0 cm. Đầu trên mang vết tích của gốc thân, đầu dưới hơi thuôn nhỏ. Mặt ngoài của rễ có màu vàng nâu, có nhiều nếp nhăn dọc nhỏ và vết tích của rễ con.
3. Thành phần hóa học
- Saponin: Rễ ngưu tất chứa khoảng 4% saponin toàn phần, trong đó có acid oleanolic [(3beta)-3-Hydroxyolean-12-en-28-oic acid] chiếm 0,096%. Ngoài ra còn có acid oleanolic α-L-rhamnopyranosyl-β-D-galactopyranosid.
- Ecdysteron và inokosteron: Các hợp chất này có tỷ lệ khoảng 0,037% trong rễ.
- Fructan mạch ngắn: Rễ ngưu tất chứa một loại saccharid gọi là fructan mạch ngắn, với mức độ trùng hợp trung bình là 8. Chất saccharid này có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch.
- Peptidpolysaccharid: Rễ còn chứa một peptidpolysaccharid, trong đó 24,1% là peptid bao gồm glycin, serin, acid glutamic và acid aspartic. Chất peptidpolysaccharid này có tác dụng miễn dịch.
- Betain: Rễ ngưu tất chứa betain với hàm lượng 0,93-1,029%, và nó đã được chứng minh là ổn định trong quá trình chế biến. Rễ còn chứa emodin và physcion.
- Chiết xuất rễ cây ngưu tất chứa các chất saponin, polysaccharid, ecdysteron, inokosteron, sterol, coumarin, alkaloid, muối kali và polypeptide. Khi thủy phân, chúng tạo ra axit oleanic C30H48O3 và các đường như galactoza, rhamnoza, glucoza.
Các hợp chất phytochemical hoạt động trong ngưu tất bao gồm glycoside axit oleanolic, saponin, ecdysteron, ketosteroid và flavonoid. Những hợp chất này tạo ra các tác dụng bao gồm tăng cường sinh lực cho gan và thận, tăng sức mạnh cơ và xương, thúc đẩy lưu thông máu, loại bỏ huyết ứ, và tăng tuổi thọ.
4. Tác dụng của Ngưu tất
*Theo y học cổ truyền:
Ngưu tất có tính bình và vào hai kinh Can và Thận.
Khi sử dụng dạng tươi, rễ được rửa sạch, cắt mỏng 1-2mm và sấy khô, có tác dụng tán ứ, hoạt huyết, sưng đau, chấn thương, ứ máu bầm tím, khó đẻ, lợi tiểu, chữa tiểu tiện sẻn, cổ họng.
Khi ngưu tất chín, nó có thể được tẩm rượu hoặc tẩm muối, tùy thuộc vào từng trường hợp. Dạng này có tác dụng bổ Can, ích khí, cường gân cốt, giảm đau mình mẩy, đau lưng, chữa tê thấp và giảm co quắp ở chân tay.
*Theo y học hiện đại:
Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Trong rễ dược liệu chứa saponin, chất nhầy và một số muối kali. Các sản phẩm chế biến từ ngưu tất có tác dụng chống viêm, giảm cholesterol trong máu, hạ huyết áp và giảm đau. Cao ngưu tất có tác dụng tốt đối với bệnh nhân xơ vỡ động mạch.
1. Chống loãng xương: Saponin trong ngưu tất giúp tăng tốc độ tái tạo thần kinh ngoại vi và giảm quá trình chết tế bào trong tế bào thần kinh, giúp ngăn ngừa viêm chỏm xương đùi và giảm sự thoái hóa xương do steroid gây ra /OPG để tạo ra sự tăng sinh và biệt hóa trong tế bào mô đệm của tủy xương.
2. Dưỡng thần kinh và bảo vệ thần kinh: Ngưu tất giúp tăng tốc độ tái tạo thần kinh ngoại vi và giảm quá trình chết tế bào thần kinh. Các polypeptid từ ngưu tất bảo vệ tế bào thần kinh và thúc đẩy tái tạo thần kinh ngoại vi.
3. Chống hình thành khối u: Polysaccharide trong ngưu tất có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u. Chất này ngăn chặn sự kết dính của tế bào với nội mô mạch máu và quá trình chuyển tiếp từ biểu mô sang trung mô.
Ngưu tất rị bệnh phong hàn tê thấp, đau lưng, chân tay tê mỏi
5. Công dụng của ngưu tất bao gồm
– Dạng sống: Dùng để chữa cổ họng sưng đau, mụn nhọt, đái rát buốt, đái ra máu hoặc sỏi, bế kinh, bụng dưới kết hòn cục, đẻ khó hoặc khi đẻ rau thai không ra, sau khi đẻ gây đau bụng do ứ huyết, chấn thương, và ứ máu bầm.
– Ngưu tất sao tẩm: Chữa ù tai, đau lưng, mỏi gối, tay chân co quắp hoặc bại liệt.
Liều dùng: 6-12g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc bột.
Ngoài ra, ngưu tất còn được sử dụng trong các trường hợp sau:
– Kích thích tình dục,bổ thận tráng dương, chữa liệt dương và gây sảy thai. (Dùng theo chỉ định và hướng dẫn của chuyên gia y tế)
– Dùng ngoài: Nước sắc 20% ngưu tất có thể chữa các bệnh về da chân và móng, bao gồm bệnh nấm da.
– Hạt ngưu tất được sử dụng trong việc chống độc, chữa thấp khớp, hen phế quản (khi kết hợp với một số dược liệu khác). Phụ nữ mang thai không được sử dụng hạt ngưu tất.
6. Một số bài thuốc hay từ cây Ngưu tất
1. Chữa trị co giật, bại liệt, teo cơ: Ngưu tất: 12g, sắc uống 1 thang /ngày.
2. Chữa phong thấp, thấp khớp:
- a) Ngưu tất 12g, hy thiêm, thổ phục linh mỗi vị 16g, lá lốt 10g. Làm viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 – 15g.
- b) Ngưu tất 10g, vòi voi, ké đầu ngựa, lá lốt mỗi vị 15g. Làm thuốc viên, uống 10 – 15g/lần.
3. Chữa viêm đa khớp dạng thấp:
- Ngưu tất, phòng phong, độc hoạt, tang ký sinh, tục đoạn mỗi vị 12g, xuyên khung, thục địa, bạch thược, đảng sâm, ý dĩ, mỗi vị 12g, tần giao 10g, quế chi, xuyên khung mỗi vị 8g, cam thảo và tế tân mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
4. Chữa bị thương máu tụ:
100g Ngưu tất, huyết giác 50g, sâm đại hành 30g, ngâm với 600 ml rượu 35 – 400,
Sau 10 ngày, uống 15 ml/lần, 2 lần/ngày.
5. Chữa huyết áp: Ngưu tất: 12g, Hạt muống: 12g
Sắc thuốc và uống mỗi ngày một thang.
6. Chữa rong kinh:
Ngưu tất và bạch truật mỗi vị 12g, cỏ nhọ nồi 16g, phục linh, bán hạ chế, trần bì, hương phụ, mỗi vị 8g, sắc uống ngày một thang
7. Chữa viêm tắc động mạch:
Mỗi vị 16g với Ngưu tất, đảng sâm, biển đậu, kê huyết đằng, đan sâm, cỏ nhọ nồi, và huyết dụ, trạch lan, mỗi vị 12g, quế chị, phụ tử chế, mỗi vị 6g, Sắc uông ngày 1 thang.
8. Đẻ khó, thai chết không ra:
Ngưu tất 12g,Hồng hoa 5g,Nhục quế 3g.Đương quy 9g,Hạt mã đề 9g
Sắc uống ngày 1 thang
7. Lưu ý khi sử dụng
Ngưu tất không độc. Tuy nhiên, khi dùng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để tránh những rủi ro không mong muốn.
– Mang thai và huyết trắng nhiều: Phụ nữ đang mang thai hoặc thường xuyên bị ra nhiều máu trong thời kỳ hành kinh hoặc bị băng huyết. Không nên sử dụng,
– Nam giới bị mộng tinh, di tinh, hoạt tinh: Không nên sử dụng
– Tiêu chảy do tỳ hư: Ngưu tất không nên trường hợp bị tiêu chảy do tỳ hư. Trong trường hợp này, nên tìm kiếm các phương pháp điều trị khác phù hợp.
– Kỵ thịt trâu: Ngưu tất kỵ với thịt trâu. Nên không được dùng khi đang sử dụng thuốc.
Qua bài viết trên ta thấy cây Ngưu tất đã được chứng minh hiệu quả trong chữa trị nhiều bệnh lý như chữa tê thấp, đau nhức gân xương và kinh nguyệt không đều. Chữa lao xương và lao khớp xương. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để chữa cảm mạo, sốt, sổ mũi, Đẻ khó, thai chết không ra, quai bị, viêm thận phù thũng, đái rắt và đái buốt.… Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị../.
Theo thuocbac.edu.vn tổng hợp từ DSCK1 Nguyễn Quốc Trung