Quả bầu là một loại quả quen thuộc với người Việt Nam, có nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho sức khoẻ. Vậy quả bầu có thể mang đến những công dụng gì cho sức khoẻ, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!
- Cây nhàu – Thảo dược trị bệnh quý dành cho sức khoẻ
- Quế và những công dụng dành cho sức khoẻ
- Cà gai leo – Cây thuốc quý có tác dụng chữa bệnh “thần kỳ”
Bầu là cây dây leo thuộc họ bầu bí, thường được trồng để thu hoạch lấy quả.
Một số thông tin sơ lược về quả bầu
Bầu là một loại cây dây leo, thường được trồng để lấy quả, thuộc họ bầu bí – Cucurbitaceae, khi còn non thì vỏ quả mềm, hạt nhỏ còn khi già thì quả xơ và có vị chua. Theo cho biết của Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội: Quả bầu có vị ngọt và lành tính, có công dụng lợi tiểu, giải độc, giải nhiệt. Trung bình trong 100 gr quả bầu sẽ có chứa 95% nước, 21% calcium, 25% photpho, 2.9% glucid, 0.5% protid, 1% cellulose, 0.2mg sắt và một số loại Vitamin như 12mg C, 0.40mg PP, 0.02 mg caroten, 0.03mg B2 và 0.02mg B1. Vì thế, bầu được xem là một loại quả có hàm lượng dinh dưỡng rất cao và có khả năng đáp ứng đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, mỗi bộ phận của quả bầu đều có những tác dụng riêng rất tốt cho cơ thể, có thể kể đến như:
- Vỏ quả: Tính bình, có vị ngọt giúp lợi tiểu, chữa chướng bụng, phù thũng.
- Ruột và hạt quả: Giàu dưỡng chất và vitamin có tác dụng điều trị đau đầu, giun sán. Hơn nữa, có thể dùng hạt bầu đun lấy nước súc miệng còn giúp cải thiện tình trạng tụt lợi, viêm lợi một cách hiệu quả.
Những công dụng của quả bầu đối với sức khoẻ có thể bạn chưa biết!
Bầu là một loài quả bình dân, quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình Việt Nam bởi chúng có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn và ngon miệng. Không chỉ vậy ở nhiều quốc gia khác, quả bầu còn được sử dụng như một thảo dược trị bệnh. Sau đây là một số công dụng của quả bầu đối với sức khoẻ, có thể bạn chưa biết. Đó là:
Bầu có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khoẻ
- Hỗ trợ kiểm soát huyết áp: Quả bầu giàu flavonoid giúp cải thiện khả năng giãn nở của mạch máu bên trong cơ thể từ đó hỗ trợ kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, tim mạch, rối loạn do thần kinh bị thoái hóa.
- Đường huyết ổn định: Quả bầu có thể hỗ trợ làm giảm nồng độ đường huyết. Sắc vỏ bầu nấu nước uống hằng ngày và liên tục trong 3 ngày có thể giúp những người bị bệnh tiểu đường ổn định đường huyết, kiểm soát được bệnh tiểu đường.
- Ngăn ngừa lão hóa: Hợp chất terpenoid có trong quả bầu là chất chống oxy hóa đảm nhận chức năng tăng cường sức khỏe tổng quát của cơ thể.
- Tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình giảm cân: Saponin có trong quả bầu giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và có cơ chế ngăn chặn cảm giác thèm ăn, ức chế sự hình thành các mô mỡ từ đó giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Quả bầu thuộc nhóm tẩy sổ và nhuận tràng hơn nữa còn chứa nhiều chất xơ không tan giúp làm sạch ruột, giảm sự tích lũy của nồng độ acid và khí trong ruột giúp cải thiện tiêu hóa và tình trạng táo bón. Các chất xơ hòa tan có trong quả bầu có thể tạo thành chất giống như gel ở trong ruột có công dụng làm chậm lại quá trình tiêu hóa và thúc đẩy tạo cảm giác no.
- Điều trị nhiễm trùng đường tiểu, đường tiết niệu:Ăn bầu hàng ngày có thể giúp thúc đấy tiểu tiện thường xuyên, giúp đào thải độc tố, tăng khả năng kháng khuẩn, uống nước ép từ quả bầu tươi có thể cải thiện các vi khuẩn tích tụ và các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Chậm bạc tóc: Phương thuốc dân gian trong điều trị tóc hoa râm chính là uống nước ép bầu mỗi ngày để giúp lấy lại màu tóc tự nhiên.
- Phòng ngừa bệnh tim mạch: Trong quả bầu có chứa các loại khoáng chất như natri, kali, chất xơ hòa tan, … có thể hỗ trợ tốt cho sức khỏe hệ tim mạch, làm giảm lượng cholesterol và ngăn ngừa nguy cơ bị đột quỵ.
- Làm đẹp da: Nước ép bầu giàu vitamin giúp ngăn ngừa sự phát triển của mụn, kìm hãm dầu trên da, khôi phục sức sống cho làn da và trẻ hóa tế bào da.
Những điều cần lưu ý khi ăn quả bầu
Theo chia sẻ của GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Nếu thấy quả bầu có vị đắng nên bỏ ngay vì có thể bị ngộ độc cucurbitacin. Nếu ngộ độc ở mức độ nhẹ, cơ thể sẽ tự đào thải cucurbitacin ra bên ngoài tuy nhiên ở mức độ nặng sẽ gây đau bụng, chóng mặt, buồn nôn…
Không nên ăn bầu quá 3 lần trong 1 tuần mà nên đan xen với nhiều loại rau của quả khác nhau để cơ thể được hấp thu đa dạng các chất dinh dưỡng, vitamin.
Hạn chế ăn nhiều bầu khi bị lạnh bụng và đầy hơi để tránh tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Tóm lại, quả bầu giàu chất dinh dưỡng và chất xơ, nhiều nước, ít calo. Trong Y học cổ truyền dựa vào đặc tính giảm viêm, cải thiện tiêu hóa, chống nhiễm trùng … mà quả bầu thường được sử dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh. Chúng ta có thể bổ sung quả bầu vào chế độ ăn mỗi ngày của gia đình để có thêm sự hấp dẫn và đa dạng.
Nguồn: thuocbac.edu.vn