Tìm hiểu công dụng trị bệnh từ Cây Hoa Nhài

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hoa Nhài là một loại cây hay còn được gọi với tên khác là Mạt lợi, Mạt lị hay Nhài kép… Đây là một loại Dược học cổ truyền được các thầy thuốc sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh đặc biệt hữu ích.

Tìm hiểu công dụng trị bệnh từ Cây Hoa Nhài

Sơ lược thông tin cần biết về cây Hoa Nhài

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn Hoa Nhài là một loại cây thuộc họ Nhài (danh pháp khoa học: Oleaceae), cây có tên khoa học là Jasminum sambac (L.). Cây hoa nhài có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng ở nhiều quốc gia để làm cảnh, trà và làm thuốc.

Nhài là cây thực vật thân nhỡ, có chiều cao khoảng 0.5 đến 3m. Cây có nhiều cành, mọc tỏa ra xung quanh. Lá hình bầu dục, mặt bóng, mặt lá dưới có lông và mép lá nguyên. Hoa mọc thành cụm, ở ngọn, có màu trắng và mùi thơm đặc trưng. Quả của cây có màu đen, hình cầu, 2 ngăn và được bao bởi đài.

Theo phân tích từ các giảng viên chuyên khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, trong cây Hoa Nhài chứa một số thành phần hóa học như chứa chất béo thơm với hàm lượng 0.08%. Chất béo này chứa este anthranylic metyl, indol, ester formic acetic-benzoic-linalyl, paraffin,…

Hoa Nhài và một số bài thuốc trị bệnh hữu ích

Hoa Nhài thường được trồng làm cảnh phổ biến ở nước ta

Hoa Nhài thường được trồng làm cảnh phổ biến ở nước ta

Trị ỉa chảy và ngoại cảm phát sốt: Sử dụng Thảo quả 3 g, chè xanh 10g và hoa nhài 6 g. Mang các vị sắc uống.

Trị rôm sẩy: Sử dụng Một ít lá nhài tươi. Mang vò và hòa với nước để tắm. Có thể phối hợp với lá ngải cứu để tăng tác dụng.

Trị đau nhức đầu gối: Sử dụng móng giò lợn 200 g và hoa nhài 50 g. Mang các nguyên liệu rửa sạch, móng gió chặt khúc và ướp gia vị. Hoa nhài để ráo. Đun sôi móng giò với 3 bát nước trong khoảng 30 phút và cho thêm hoa nhài vào, thêm gia vị và tắt bếp. Ăn với cơm và dùng khi còn nóng. Nên ăn từ 3 đến 5 lần/ tuần.

Trị tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa do ăn thức ăn sống và có tính lạnh: Sử dụng Cam thảo đất 16 g, vỏ quả lựu và hoa nhài mỗi thứ 10 g. Mang các vị sắc lấy nước uống, chia thành 2 đến 3 lần và dùng hết trong ngày. Thực hiện đều đặn trong 4 ngày.

Trị đầy bụng, tiêu chảy do ăn đồ sống: Sử dụng Thảo quả 3 g, chè xanh 10g, hoa lài 6 g, vỏ dộp ổi 3 g. Mang nguyên liệu sắc với 600 ml nước còn lại 200 ml. Chia nước sắc thành 3 lần và uống sau khi bữa ăn. Dùng liên tục trong 3 ngày.

Trị đau nhức mắt: Sử dụng Hoa nhài 6 g, có thể phối hợp với hoa bạch cúc và kim ngân hoa mỗi thứ 9 g. Mang các vị đun sôi rồi lất xông và uống. Hoặc có thể dùng lá nhài giã, vắt lấy nước và trộn với lòng trắng trứng gà và đắp lên vùng mắt.

Chữa tăng huyết áp: Sử dụng Hoa hòe và hoa nhài mỗi thứ 10 g, hoa đại 6g và kim cúc 6 g. Mang các nguyên liệu sắc với 3 bát nước, còn lại 1 bát đem chia thành 2 lần uống. Nên dùng vào buổi sáng và buổi tối sau khi ăn. Mỗi liệu trình kéo dài khoảng 10 ngày.

Trị mất ngủ: Sử dụng rễ nhài 1g đến 1.5g, nghiền trong nước và lấy dịch uống.

Tăng cường sức đề kháng và thanh nhiệt mùa hè: Sử dụng 1 thìa hoa nhài khô. Mang hãm với 300 ml nước sôi trong 5 phút và dùng trà uống hằng ngày. Có thể thêm mật ong vào để gia tăng hương vị.

Hoa Nhài được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh

Hoa Nhài được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh

Những điểm cần chú ý khi sử dụng các bài thuốc từ Hoa Nhài

Theo chia sẻ từ các giảng viên khoa Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, mặc dù Hoa Nhài có tác dụng tốt cho sức khỏe con người nhưng khi sử dụng Hoa Nhài cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Người bị suy nhược không nên sử dụng các bài thuốc từ hoa nhài.
  • Trà hoa nhài có chứa caffeine, có thể gây mất ngủ và tăng huyết áp nhẹ. Nếu sử dụng cần phối hợp với các dược liệu khác để tránh tình trạng nói trên.
  • Sử dụng trà hoa nhài khi bụng đói có thể gây đau thượng vị và làm nghiêm trọng các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Không sử dụng hoa nhài cho phụ nữ mang thai do mùi hương của dược liệu có thể gây co thắt sớm và gây sảy thai, sinh non.
  • Catechin trong trà nhài có thể làm giảm quá trình hấp thu sắt từ thực phẩm. Do đó, tránh dùng dược liệu hoa nhài trong thời gian dài vì có nguy cơ gây thiếu máu.

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo về thảo dược Hoa Nhài. Nếu có nhu cầu sử dụng Hoa Nhài để trị bệnh các bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ hay thầy thuốc có chuyên môn để được tư vấn cụ thể liều dùng.