Tổng hợp các bài thuốc hay chữa bệnh từ cây cỏ mực

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây cỏ mực hay còn có tên gọi khác là cây nhọ nồi, đây là một thảo dược trị bệnh có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, bổ gan thận, cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, chảy máu cam… rất hiệu quả.

Cây cỏ mực – vị thuốc quý có thể giúp cầm máu, chảy máu cam,… rất hiệu quả

Một số thông tin về cây cỏ mực

Cây cỏ mực là một loại cây hoang mọc khắp mọi nơi ở nước ta, cây có kích thước nhỏ, thân có lông. Lá có hình xoan dài, mọc đối, hai mặt lá đều có lông. Hoa cỏ mực có màu trắng, nhỏ. Sỡ dĩ loài cây này có tên là cỏ mực bởi đặc điểm nổi bật của cây là khi vò nát sẽ có màu đen như mực.

Theo GV Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Trong Đông y, cỏ mực có vị ngọt, chua, vào 2 kinh Can và Thận có tác dụng tư âm, bổ thận, lương huyết (mát máu), chỉ huyết (cầm máu), thanh can nhiệt, làm đen râu tóc,… Cây cỏ mực có thể điều trị được các chứng bệnh như: Thổ huyết, chảy máu cam, đại tiện/tiểu tiện ra máu, băng huyết, suy nhược thần kinh, râu tóc bạc sớm, mề đay mẩn ngứa,… rất hiệu quả.

Theo nghiên cứu hiện đại: Cây cỏ mực có chứa các chất dầu bay hơi, Vitamin PP, A; Tanin, chất làm mềm da,… có tác dụng diệt một số tụ cầu khuẩn, trực khuẩn viêm ruột, trực khuẩn bạch hầu, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện quá trình tuần hoàn máu ngoài da, ức chế ung thư rất tốt.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ mực

Tổng hợp các bài thuốc hay chữa bệnh từ cây cỏ mực

Sau đây là tổng hợp một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây cỏ mực, được các Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp và chia sẻ, hãy cùng tham khảo và áp dụng nhé!

Bài thuốc giảm béo: 15g cỏ mực. Hãm với nước sôi, uống thay trà mỗi ngày rất tốt cho người thừa cân, béo phì.

Bài thuốc chữa nhức đầu: Dùng cỏ mực, đương quy, xuyên khung (mỗi vị 10g) cùng 12g thục địa và 6g thanh khao. Mỗi ngày một thang, sắc uống hằng ngày, chia làm 2 lần uống sáng và tối.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường, suy nhược cơ thể: Dùng cỏ mực, nữ trinh tử, mạch môn đông, nam sa sâm, ngọc trúc (mỗi vị 10g) và 5 quả ô mai, 30g lư căn tươi. Mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống 2 lần sáng, tối.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm dạ dày: Dùng 10 quả táo tàu và 12g cỏ mực, sắc nước uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 2 lần sáng, tối rất tốt cho người bị loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết.

Bài thuốc cầm máu: Cỏ mực, nữ trinh tử, phục linh, bạch thược (mỗi vị 12g); sinh địa và tiên hạc thảo (mỗi vị 15g) và 9g đương quy, 30g mai ba ba. Sắc lấy nước uống hằng ngày, mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc thanh nhiệt, lương huyết: Dùng Cỏ mực, sinh địa, hoả ma nhân, trắc bách diệp, tiên hạc thảo (mỗi vị 12g); đan bì, hoàng cầm, tri mẫu (mỗi vị 9g) và 15g rễ cỏ tranh. Mỗi ngày sắc uống 1 tháng, giúp chữa mũi khô, chảy máu cam và đại tiện/tiểu tiện ra máu rất hiệu quả.

Bài thuốc ích khí bổ thận: Dùng mỗi vị 15g gồm bạch thược, sinh địa, thục địa, nữ trinh tử, phúc bồn tử; 30g cỏ mực, 60g hoàng kỳ và 6g thăng ma. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa viêm tiền liệt tuyến: Dùng mỗi vị 15g gồm cỏ mực, trứng bọ ngựa cây dâu, câu kỷ tử, thục địa, đảng sâm, hoàng kỳ; 10g toả dương, 10g trí nhân, 10g vương bất lưu hành, 12g thỏ ti tử, 24g thổ phục linh và 6g đương quy. Sắc uống 1 ngày 1 thang.

Bài thuốc giúp an thần kinh mãn kinh: Dùng 10g cỏ mực kết hợp với hồng hoa, hoa cúc, hoàng cầm, ngưu tất, đương quy, nữ trinh tử, lá dâu (mỗi vị 9g); 12g sinh địa, 12g bạch thược và 6g xuyên khung. Sắc uống 1 ngày 1 thang giúp làm sạch kinh, giảm bớt tâm trạng căng thẳng, nhức đầu, ngủ không ngon giấc,… trước khi hành kinh.

Các bài thuốc hay từ cây cỏ mực chỉ dùng khi bệnh nhẹ và phải rửa sạch trước khi sử dụng, không sử dụng cho phụ nữ có thai, người đang bị tiêu chảy, đau bụng, sôi bụng hoặc buồn nôn, người bị viêm đại tràng mạn tính,…

Các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng cần phải tham khảo ý kiến của các y bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Hy vọng thông tin sẽ hữu ích với bạn đọc!

Nguồn: thuocbac.edu.vn tổng hợp