Thịt gà: Món ăn ngon và bài thuốc quý

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Gà là loại gia cầm được nuôi phổ biến trên khắp thế giới, rất đa dạng về chủng loại, được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Vậy thịt gà có tác dụng gì trong các vị thuốc chữa bệnh?

Thịt gà: Món ăn ngon và bài thuốc quý

Thịt gà: Món ăn ngon và bài thuốc quý

Từng bộ phận của gà đều có công dụng riêng

Gà là loại gia cầm được nuôi phổ biến trên khắp thế giới, rất đa dạng về chủng loại, được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy vậy theo nhiều chia sẻ của tin tức ngành Y Dược, gà ri (gà ta) và gà ác vẫn là thực phẩm khoái khẩu và được dùng làm thuốc nhiều hơn.

  • Thịt gà (kê nhục): thịt gà trống (hùng kê nhục), thịt gà mái (thư kê nhục); gà lông trắng (bạch kê), gà lông vàng (hoàng kê), gà lông đen (ô kê), gà lông đỏ (dan hồng kê).
  • Trứng gà (kê tử): lòng trắng trứng (kê tử bạch), lòng đỏ trứng (kê tử hoàng). Vỏ trứng (kê tử xác), màng mỏng trong vỏ trứng (phượng hoàng y, phượng thoát), mật gà (kê đảm), màng mề gà (kê nội kim hay kê hoàng bì), xương gà (kê cốt), chân gà (kê cước), gan gà (kê can).
  • Thịt gà: vị ngọt, tính ấm, không độc; vào tỳ vị. Tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy (bạch kê điều hòa tỳ vị; hoàng kê chữa bệnh đường tiêu hóa; làm ấm dạ dày, ấm phổi, chữa bệnh về huyết; ô kê bổ tỳ, điều hòa khí huyết, chữa thận yếu, phong thấp và bồi dưỡng phụ nữ sau khi đẻ). Thích hợp cho người gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu dắt, di niệu, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh tiểu đường.

Lưu ý: Người mắc các bệnh thuộc thực chứng nên thận trọng khi dùng các món ăn bài thuốc từ thịt gà. Người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng như hen suyễn phong thấp dễ có phản ứng mẩn ngứa, nổi ban, khó thở khi ăn da bì gà, gan gà. Khi làm các món gà kho, gà hầm, thêm gừng tươi đập dập hoặc thái mỏng làm gia vị và giải mẫn cảm hoặc ăn với lá chanh.

Từng bộ phận của gà đều có công dụng riêng

Từng bộ phận của gà đều có công dụng riêng

  • Kê nội kim: màng trong của mề con gà. Vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ, vị, tiểu trường và bàng quang. Có tác dụng tiêu thức ăn, kiện tỳ; làm tan sỏi bàng quang, thông tiểu tiện. Theo kinh nghiệm, kê nội kim sao đen, nghiền bột, uống tốt hơn dùng dạng sắc. Liều dùng: 4 – 16g. Thuốc bột: 2 – 4g.
  • Trứng gà: Lòng trắng (đản thanh) vị ngọt, tính ấm, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc. Lòng đỏ (đản hoàng) vị ngọt, tính bình, vào tâm, tỳ, phế thận. Tác dụng tư âm nhuận táo, bổ huyết, dưỡng tâm an thần chủ yếu do lòng đỏ. Dùng tốt cho người sốt nóng, ho khan, khản giọng nuốt đau, đau mắt đỏ; động thai; sau đẻ hoa mắt chóng mặt suy nhược cơ thể; kinh nguyệt không đều; hội chứng lỵ cấp xuất huyết.
  • Chân gà (kê cước): vị ngọt, tính ấm, là bài thuốc hay có tác dụng cầm máu, chữa chân tay run rẩy, đi không vững, bổ hư, mạnh sinh lực, cường cân cốt. Dùng làm thuốc bổ dương, bổ gân xương, sinh lý yếu, tỳ hư lâu ngày, người lớn hay xuất huyết nhiều nơi, trẻ em còi cọc, chậm đi, chậm mọc răng, ra nhiều mồ hôi.
  • Gan gà: vị ngọt hơi chát, tính ôn, không độc; vào can thận. Tác dụng bổ can minh mục. Thích hợp cho người bị mờ mắt, giảm thị lực, trẻ em suy dinh dưỡng, người suy nhược chức năng gan, đau lưng mỏi gối, sản phụ sau đẻ, huyết hư thiếu máu.
  • Mật gà (Kê đảm): vị đắng, hơi hàn; vào phế, can. Chữa chứng mắt trông không rõ; chứng quanh tai lở loét và chảy nước vàng, nứt kẽ tai; ho ra máu, trẻ em hậu môn lở loét.

Kiêng kỵ: Kiêng ăn thịt gà với tỏi, rau cải và hành sống. Không dùng cho người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng (như hen suyễn phong thấp) và bệnh cam.

Nguồn: thuocbac.edu.vn