Hiện nay, bệnh trĩ không còn xa lạ với chúng ta số bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngày càng tăng đặc. Thảo dược thiên nhiên chữa bệnh trĩ nội bạn đã thử chưa.
- Những lợi ích của cây Trẩu mang lại đối với sức khỏe con người
- Khám phá những công dụng chữa bệnh hữu ích từ cây thuốc Bối mẫu
- Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ cây thuốc Trạch tả
Thảo dược quý từ thiên nhiên chữa bệnh trị nội hiệu quả
Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ nội hiệu quả, đặc biệt là những thảo dược từ thiên nhiên rất dễ tìm mà lại vô cùng quen thuộc với đời sống hằng ngày mà chúng ta không hề biết. Vậy những thảo dược chữa bệnh trĩ đó là gì?
Những thảo dược chữa bệnh trĩ nội độ 3 hiệu quả
Trong Y học cổ truyền có ghi những thảo dược trị bệnh hiệu quả từ thiên nhiên dành cho người mắc bệnh trĩ nội như sau:
Dùng cây diếp cá
Cây diếp cá, nguyên liệu được nhiều người biết đến và được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh trĩ. Tính chất cây rau diếp cá theo Đông Y có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, chống viêm sát trùng hiệu quả. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong rau dấp cá có một lượng lớn Quercetin, Isoquercetin có tác dụng làm bền thành mạch, tĩnh mạch. Hơn nữa tinh dầu trong loại cây này có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, diệt khuẩn rất hiệu quả. Bạn có thể áp dụng nguyên liệu này theo 2 cách như sau:
Cách 1: Chữa trĩ từ bên trong
Dùng 100g lá rau diếp cá tươi rửa thật sạch. Đem xay ra rồi lấy nước uống. Nên uống nguyên liệu này mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều.
Cách 2: Chữa trĩ bên ngoài
Dùng 50g lá rau diếp cá vò nát rồi nấu với nước. Thêm 1 thìa muối để tăng công dụng kháng khuẩn. Dùng xông hậu môn khi còn nóng, khi nguội lấy bã lá chà xát lên những tổn thương ở hậu môn để sát khuẩn.
Dùng cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ nội
Dùng cây thầu dầu tía
Theo Đông y thì loại cây này có vị ngọt, tính bình có tác dụng chống ngứa, bạt độc… Ngoài ra còn có tác dụng thông tiện mà không gây kích thích ống tiêu hóa.
Cách dùng:
- Lấy lá cây thầu dầu tía đem rửa sạch.
- Cho một chút nước vào lá rồi đem đun cho đến khi nước đặc lại.
- Để nguội rồi dùng để rửa hậu môn. Bạn nên áp dụng cách làm này hàng ngày sẽ thấy được hiệu quả trong thời gian ngắn.
Chữa bệnh trĩ bằng cây lược vàng
Việc dùng cây lược vàng để điều trị bệnh trĩ nội đã được rất nhiều nhà khoa học chứng minh về mức độ hiệu quả. Loại cây này có chứa rất nhiều thành phần dược tính đồng thời có các nguyên tố kháng vi lượng. Nhờ vậy mà có tác dụng giảm đau nhức, kháng viêm, sát khuẩn, tăng độ bền của thành mạch…
Có 2 cách dùng cây lược vàng để chữa bệnh trĩ nội:
- Cách 1: Dùng cây lược vàng ăn sống: Lấy lá cây lược vàng rửa thật sạch bằng nước muối. Sau đó lọc bỏ phần vỏ cứng bên ngoài và ăn phần thịt bên trong.
- Cách 2: Lấy cây lược vàng đắp hậu môn: Cây lược vàng rửa thật sạch rồi để ráo nước. Giã nhỏ cây lược vàng rồi thêm một chút muối để tăng công dụng diệt khuẩn. Cuối cùng là rửa sạch hậu môn rồi đắp cây lược vàng lên vùng hậu môn. Nhớ băng cố định lại rồi để qua đêm. Sáng hôm sau rửa thật sạch hậu môn.
Chữa bệnh trĩ bằng cây phỉ
Trong tin tức Y học mới nhất có đưa tin, cây phỉ cái tên có vẻ lạ lẫm với nhiều người nhưng nó là cây thảo dược đã được các chuyên gia khẳng định thành phần của cây phỉ có chất polyphenol có tác dụng tăng cường mạch máu, giảm sự xuất hiện của các tĩnh mạch phồng lên. Còn một số thành phần có khả năng làm giảm sưng và giảm đau hiệu quả. Đó là chưa kể để thành phần tannin và flavonoid trong loại cây này có tác dụng điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả.
Cách dùng:
- Trộn khoảng 15 giọt nước cây phỉ trong 1 cốc nước ấm.
- Lấy miếng vải gạc ngâm vào dung dịch.
- Đặt lên búi trĩ trong khoảng 20 phút.
Mỗi ngày áp dụng cách làm này khoảng 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi bệnh có chuyển biến tích cực.
Chữa bệnh trĩ bằng cây xấu hổ
Chữa bệnh trĩ bằng cây xấu hổ
Đây là cây mọc hoang nhưng có tác dụng khá tốt trong việc điều trị bệnh trĩ. Với nguyên liệu này bạn có thể áp dụng theo các cách sau:
- Hái cây mắc cỡ rồi rửa thật sạch.
- Lấy toàn bộ các bộ phận của cây đem phơi khô rồi sao vàng, hạ thổ.
Mỗi ngày lấy một ít đem sắc nước uống.
Với những thảo dược trị bệnh được nhắc đến ở trong bài viết đều là những cây có tính lành, tốt không gây hại gì đến sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần phải kiên trì và thực hiện thường xuyên để có hiệu quả tốt. Bên cạnh đó cần có chế độ ăn uống khoa học kết hợp với luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe và hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng bài thuốc này.
Nguồn: thuocbac.edu.vn