Nên xử lý như thế nào khi bị ngộ độc nấm ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bạn đã biết cách sử lý như thế nào khi bị ngộ độc nấm như thế nào chưa ? Nếu chẳng may một ngày nào đó bạn hoặc người thân dính phải, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Nên xử lý như thế nào khi bị ngộ độc nấm ?

Việt Nam là một nước nhiệt đới khí hậu nóng ẩm nên thuận tiện cho các loài nấm phát triển, đặc biệt vào mùa xuân, hè. Những loại nấm người Việt thường sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày như nấm rơm, nấm hương, nấm kim châm, nấm sò, nấm mèo,…Trong khoảng 10.000 loài nấm trên toàn thế giới, hiện nay ước tính có khoảng 50 – 100 loài gây độc.

Theo các Dược sĩ Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM, nấm là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng thường được người Việt lựa chọn cho bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vì chủ quan ăn phải nấm độc và bị ngộ độc nấm mà nhiều người bị ngộ độc, thậm chí là mất mạng.

Các loại nấm độc phần lớn được xác định theo kinh nghiệm, mặc dù có một số sách hướng dẫn hoặc đơn giản xác định bằng cách cho súc vật ăn. Tuy nhiên, thực tế thì trong phần lớn các trường hợp, việc xác định nấm và độc tố là rất khó. Độc tố nằm trong toàn bộ cây nấm (mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm).

Độc tố có thể thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm, trong môi trường đất đai, khí hậu và thường gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, rất phức tạp và khó tiên lượng.

Nên xử lý như thế nào khi bị ngộ độc nấm ?

Theo Dược sĩ Cao đẳng Y Dược Pasteur, khi ăn phải nấm độc, tuỳ theo loại nấm mà có các biểu hiện ngộ độc khác nhau. Biểu hiện ngộ độc nấm có thể xuất hiện rất nhanh ngay sau khi ăn 20-30 phút, còn bình thường biểu hiện ngộ độc xuất hiện sau 2-4 giờ, thậm chí xuất hiện muộn sau khi ăn 20 giờ. Ngộ độc càng muộn thì càng khó chữa.

Ngộ độc do ăn phải nấm độc thường có các biểu hiện chung như đau bụng dữ dội thành từng cơn, đi ngoài ra nhiều nước tanh, thối, dính máu, buồn nôn, nôn ra thức ăn, có thể lẫn máu, toàn thân mệt mỏi, chân tay lạnh, khát nước, đôi khi nổi mẩn, hoa mắt, chóng mặt, da xanh tái, co giật, tăng tiết đờm rãi, khó thở do co thắt phế quản, ứ máu ở phổi,…

Ngay khi có triệu chứng ngộ độc nấm phải gây nôn, rồi chuyển đi cấp cứu ở trung tâm y tế gần nhất để chữa trị kịp thời bằng cách rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính sớm. Những người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng cũng cần đưa đến cơ sở y tế.

Bên cạnh đó, mang mẫu nấm còn lại hoặc thức ăn chế biến từ nấm còn lại mang tới cơ sở y tế để sơ bộ xác định loài nấm. Đặc biệt, bệnh nhân và người nhà cần chú ý xác định thời gian từ lúc ăn nấm đến lúc có triệu chứng ngộ độc nấm: Nếu dưới 6 tiếng: điều trị ở xã, huyện; nếu hơn 6 tiếng, bệnh nhân nên được đưa lên bệnh viện tuyến trên nơi có điều kiện lọc máu.

Khi sử dụng nấm, cần chú ý:

Tin tức Y Dược chia sẻ, chỉ sử dụng khi biết chắc chắn nấm ăn được; tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm mầu trắng, nấm có đủ các phần của thể quả(mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc) đặc biệt là những loại nấm có đầy đủ vòng cuống, bao gốc thường là nấm độc, không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ, không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc, nấm tươi ăn được mới hái nên nấu ăn ngay, nếu để ôi, dập nát có thể hình thành độc tố mới gây ngộ độc, không ăn nấm đã bị thối rữa, ôi thiu.

Theo thuocbac.edu.vn