Điều trị bệnh chai chân đơn giản nhờ những bài thuốc YHCT

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Theo Y học cổ truyền, Chai chân thuộc phạm vi các chứng bệnh như Nhục chích, Kê nhãn… có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau

Tìm hiểu bệnh chai chân theo y học cổ truyền

Tìm hiểu bệnh chai chân theo y học cổ truyền

Tìm hiểu bệnh chai chân theo y học cổ truyền

Chai chân có tên khoa học là clavus, là tình trạng tăng sinh dày lớp thượng bì, nhất là lớp sừng, thường gặp ở các điểm tì ép nhiều trong lòng bàn chân như gót chân, các điểm đối diện với ngón chân 3 và 5, đôi khi cũng có thể xuất hiện ở lưng ngón chân. Mặc dù đây là chứng bệnh không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái vì ảnh hưởng đến việc đi lại do đau đớn, đặc biệt là chai ở gót chân. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc hay sau đây để điều trị bệnh dứt điểm.

Bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh chai chân hiệu quả

Bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh chai chân hiệu quả

Bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh chai chân hiệu quả

  • Bài 1: Hồng hoa 3g, địa cốt bì 6g, đem tán bột trộn với dầu vừng và một chút bột mì thành dạng cao rồi đắp lên tổn thương.
  • Bài 2: Ngô công sống 1 con rửa sạch, giã nát đem trộn với 1,5g lưu hoàng rồi đắp lên vùng tổn thương, mỗi ngày thay thuốc 1 lần, sau 3 đến 4 lần là khỏi. nếu không có lưu hoàng có thể thay bằng băng phiến 1g.
  • Bài 3:  Ô mai 30g sấy khô, tán vụn, ngâm với 250ml giấm chua trong 2 tuần sau đó lấy dịch thuốc bôi vào tổn thương ngày 3 lần.
  • Bài 4: Trần bì 15g, cẩu tích 30g, địa phu tử 30g, uy linh tiên 30g, hồng hoa 10g, sắc lấy nước ngâm chân khi còn nóng, ngày dùng 2 lần. Mỗi thang có thể dùng 3 đến 4 lần.
  • Bài 5: Phèn phi 10g, hoàng đan 10g, phác tiêu 10g, đem tất cả đi tán bột, trộn đều. Đầu tiên dùng mũi dao khoét 1 lỗ ở trung tâm tổn thương, sau đó dùng bột thuốc rắc đầy và cố định bằng băng y tế, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Khi thời tiết chuẩn bị giao mùa khô hanh, độ ẩm xuống thấp là điều kiện thuận lợi khiến bệnh chai chân xuất hiện, gây ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề đi lại. Theo đó, bạn nên tìm hiểu, tham khảo các bài thuốc trên hay lắng nghe những chia sẻ từ các chuyên gia hoặc có thể tự mình tham gia vào các khóa học như Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn, lớp học cổ truyền online,… để có nhiều hơn những kiến thức chăm sóc sức khỏe bản thân.

Nguồn: thuocbac.edu.vn