Cây bình bát và những bài thuốc chữa bệnh hay

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (6 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây bình bát là một loài cây có khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt, được sử dụng để trừ lị, tẩy giun và là vị thuốc có thể chữa lao phổi, tiểu đường, xương khớp rất hiệu quả.

Cây bình bát – vị thuốc được nhiều bệnh hiệu quả

Một số thông tin về cây bình bát

Cây bình bát hay còn có tên gọi khác là cây nê, đào tiên, na vàng, na xiêm, na dại,… có tên khoa học là Annona reticulata L, thuộc họ Na (Annonaceae). Đây là một cây hoang mọc dại ven đường có thân nhỏ, cao từ 5 – 7 mét. Cây có nhiều cành; Lá hình mác thuôn, mọc so le với nhau, dài từ 12 – 15 cm; Hoa màu vàng, mọc ở kẽ lá thành từng chùm 2 – 4 hoa; Quả thuộc dạng quả kép, thường ra vào tháng 7 – 8 hàng năm, hình trái tim với từng ô ở 5 góc mờ, khi chín có màu vàng hoặc vàng pha đỏ, thịt quả có màu trắng hoặc trắng ngả vàng.

Theo GV Cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Có thể dùng cả thân, quả, hạt, lá, rễ để làm dược liệu. Bình bát có vị đắng, chát, ngọt, tính mát và có độc nhẹ. Có thể sử dụng để chữa các bệnh như tiểu đường, lị, xương khớp,… Đồng thời còn có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, có thể tiêu diệt tế bào ung thư phổi/hầu mũi/kết tràng/bạch cầu,… Ngoài ra, bình bát còn có tác dụng tiêu diệt ấu trùng, côn trùng, chấy, rận, ghẻ,… An thần, chống trầm cảm, nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ bài tiết rất hiệu quả.

Một số bài thuốc hay chữa bệnh từ cây bình bát

Bài thuốc trị lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn, hen suyễn, giản phế nang

Thành phần bài thuốc: 100g gồm Thân, lá, quá bình bát khô và 2 lít nước sạch.

Thực hiện:

  • Bình bát rửa sạch, cho vào nấu cùng với nước và đun sôi trong 10 phút rồi tắt bếp.
  • Lấy nước bình bát uống thay nước hàng ngày.
  • Dùng đều đặn đến khi các triệu chứng bệnh được giảm bớt, cải thiện.

Bài thuốc chữa các bệnh da (bệnh ngoài da)

Thành phần: Bình bát tươi và lá dừa khô.

Thực hiện:

  • Bình bát rửa sạch, để ráo nước.
  • Lá dừa khô châm lửa và đặt bình bát lên trên để tạo khói.
  • Cởi quần áo hoặc hơ những vị trí bị mề đay qua làn khói, đến khi toát mồ hôi thì lau khô người và mặc quần áo mới.

Tất cả các bộ phận của cây bình bát đều có thể sử dụng để chữa bệnh hiệu quả

Bài thuốc chữa bệnh ghẻ

Thành phần: Dầu dừa và hạt bình bát khô.

Thực hiện:

  •  Hạt bình bát khô đốt thành tro, sau đó trộn đều với dầu dừa.
  • Thoa đều hỗn hợp bình bát – dầu dừa lên vùng bị ghẻ.
  • Thực hiện liên tục trong vài ngày, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, chân tay nhức mỏi

Nguyên liệu: Trái bình bát còn xanh.

Thực hiện:

  • Bình bát rửa sạch, giã nhuyễn.
  • Cho vào nôi với 1 lít nước, xào nóng.
  • Cho bình bát vào một tấm vải sạch và chườm lên vị trí đau trong 30 phút.
  • Thực hiện liên tục nhiều ngày đến khi tình trạng đau nhức được cải thiện.

Bài thuốc trị bệnh tiểu đường

Nguyên liệu: Thân, lá, quả bình bát (01 nắm) và 2 lít nước sạch.

Thực hiện:

  • Bình bát rửa sạch và cho vào nồi đun với nước trong khoảng 15 phút.
  • Dùng nước bình bát uống thay nước lọc hàng ngày.

Ngoài ra, để điều trị bệnh tiểu đường, các Y sĩ – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ một số cách khác như:

  • Cách 1: Dùng 100g đọt non và lá cây bình bát, nấu canh hoặc xay nước uống thường xuyên sẽ giúp ổn định đường trong máu rất hiệu quả.
  • Cách 2: Dùng rau bình bát kết hợp với rau sam, rau dền (mỗi vị thuốc dùng 50g). Nấu canh ăn trong 1 tuần, giúp chữa đái tháo đường kèm táo bón rất hiệu quả.
  • Cách 3: Dùng bình bát cùng với cỏ mần trầu, dền gai (mỗi vị thuốc dùng 50g, tươi hoặc khô đều được). Sắc lấy nước uống thường xuyên mỗi ngày giúp chữa đái tháo đường và tăng huyết áp rất tốt.

Bài thuốc giúp kháng khuẩn, chống viêm nhiễm

Toàn bộ các bộ phận của cây bình bát có thể dùng làm thuốc sát khuẩn, sát trùng gồm:

  • Lá bình bát: Sắc nước uống.
  • Quả bình bát: Ăn chín.
  • Hạt bình bát: Giã nát, nấu nước gội đầu trị chấy rận. Hoặc hạt đốt thành tro trị ghẻ.

Một số lưu ý khi sử dụng cây bình bát chữa bệnh

Khi dùng bình bát chữa bệnh, vì bình bát là cây có chứa độc nên cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Tuyệt đối không để nhựa cây bắn vào mắt, hoặc tiếp xúc trực tiếp với da để tránh gây kích ứng, mề đay, mẩn ngứa.
  • Phải kiên trì thực hiện thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng để đạt hiệu quả an toàn.

Trên đây là những thông tin chi tiết về cây bình bát và các bài thuốc hay chữa bệnh từ cây bình bát. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.

Nguồn: thuocbac.edu.vn tổng hợp