Cà gai leo là một loại cây bụi thường mọc hoang ở các bờ bụi, đây là một loại Dược học cổ truyền được áp dụng vào nhiều bài thuốc điều trị bệnh vô cùng hữu ích.
- Ngạc nhiên với công dụng trị bệnh từ Quả Sung
- Dùng Rau mồng tơi để trị bệnh, liệu bạn đã biết?
- Chia sẻ công dụng trị bệnh từ cây Chó đẻ
Bật mí công dụng trị bệnh từ Cà gai leo
Thông tin cần biết về Cà gai leo
Cà gai leo hay còn được gọi với một số lên khác như cà quýnh, cà cườm, cà vạnh, cà quánh, cà gai dây… cây có tên khoa học là Solanum procumbens Lour hoặc Solanum hainanense Hance.
Cà gai leo là cây sống lâu năm, thân leo có thể dài tới 6 m hoặc hơn. Cũng có trường hợp cây lâu năm thân hóa gỗ, nhằn và phân thành nhiều cành, trên cành phủ lông hình sao và có nhiều gai. Lá Cà gai leo thường mọc so le có hình thuôn hoặc bầu dục, trên mặt lá có chứa gai còn mặt dưới có lông mềm màu trắng. Hoa cà gai leo nhỏ thường mọc ở nách lá có màu tím nhạt. Còn phần quả cà gai leo thì mọng, hình cầu, có màu đỏ khi chín. Thông thường Cà gai leo ra hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 còn ra quả từ tháng 7 đến tháng 9.
Theo phân tích của các dược sĩ, giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, trong rễ và dây cà gai leo có chứa hoạt chất alcaloid (solasodinon, solasodin), còn phần rễ có chứa nhiều flavonoid và tinh bột.
Cà gai leo và một số bài thuốc trị bệnh hữu ích
1. Trị xơ gan, viêm gan, hỗ trợ chống ung thư gan
Chuẩn bị: 30 g cà gai leo, 10 g dừa cạn và 10 g diệp hạ châu. Dùng tất cả nguyên liệu đem sao vàng rồi sắc lên uống. Uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi các biểu hiện bệnh thuyên giảm.
2. Công dụng giải rượu
Thông thường dân gian vẫn lưu truyền cách dùng 50 g cà gai leo khô hãm với nước như chè xanh rồi cho uống thay nước. Cách này vừa giúp nhanh tỉnh rượu vừa không gây hại cho gan.
Cà gai leo thường mọc hoang ở nhiều vùng nước ta
3. Trị rắn cắn
Chuẩn bị: Lấy khoảng 30 g đến 50 g rễ cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ rồi hòa với khoảng 200 ml nước. Cho người bị rắn cắn uống ngay, uống 2 lần trong ngày.
Ngày thứ 2 dùng 30 g rễ cà gai leo khô đem sao vàng, sắc nước dùng 2 lần trong ngày. Áp dụng từu 3 -5 ngày là sẽ khỏi hẳn.
4. Phòng bệnh về gan bằng cà gai leo
Chuẩn bị nguyên liệu: 30 g cà gai leo và 1 lít nước. Bỏ tất cả nguyên liệu vào trong nồi rồi bắc lên nấu cho đến khi còn 300 ml nước thì tắt bếp. Chia ra một ngày uống 3 lần.
5. Trị ho, ho gà
Chuẩn bị nguyên liệu: 10 g rễ cà gai leo và 30 g lá chanh. Sau đó cho nguyên liệu vào nồi nước nấu lên để tinh chất tan hết trong nước. Chia ra uống một ngày 2 lần.
6. Trị phong thấp
Chuẩn bị gồm 20 g cà gai leo, 20 g vỏ chân chim, 20 g rễ đau xương, 20 g rễ cỏ xước, 20g dây mấu, 20g rễ tầm xuân. Cho tất cả nguyên liệu đem nấu nước và dùng uống hết trong ngày.
7. Trị phong tê thấp, nhức mỏi, đau lưng
Chuẩn bị nguyên liệu: 10 g cà gai leo, 10 g thổ phục linh, 10 g dây gấm, 10 g kê huyết đằng, 10g lá lốt. Cho các nguyên liệu trong cùng 1 thang rồi sắc uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 1 tháng sẽ thấy có cải thiện.
8. Trị sưng chân răng
Lấy 4 g hạt cà gai leo tán nhỏ cho vào chén đồng cùng 1 ít sáp ong. Đốt lên và xông khói vào chân răng. Áp dụng mỗi ngày 1 lần, sau vài ngày sẽ khỏi.
Cà gai leo được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh vô cùng hữu ích
Những điểm cần chú ý khi sử dụng cà gai leo
- Chỉ nên dùng với một lượng vừa đủ, phù hợp với việc điều trị bệnh.
- Không nên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi vì lúc này cơ thể còn yếu, hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, gan vẫn chưa hoàn thiện để hoàn thành các chức năng của mình.
- Phụ nữ đang mang thai cũng cần thận trọng khi sử dụng, không được tự ý sử dụng nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Trong thời kỳ cho con bú cũng không nên dùng cà gai leo vì có thể ảnh hướng đến tuyến sữa, ảnh hưởng đến dưỡng chất mà bé được cung cấp từ mẹ. Nếu dùng cần có sự cho phép của bác sĩ.
Với những thông tin được các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ bên trên có lẽ bạn đã hiểu được phần nào những ích lợi mà cà gai leo có thể mang lại. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng cũng có những công dụng tốt nhất, bạn nên trao đổi trước với bác sĩ nếu có ý định dùng nguyên liệu này.
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường