Công dụng và các lưu ý khi sử dụng gừng chữa bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Gừng là gia vị được sử dụng thường xuyên trong mỗi bữa ăn gia đình, củ gừng có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe, tác dụng giúp giúp chữa sỏi mật, tác dụng giải tỏa stress…

Cây gừng

Còn có tên gọi khác là sinh khương, can khương, bào khương. Tên tiếng Anh là Zingiber (Anh), tiếng Pháp là Gingembre, Amome des Indes. Tên khoa học là Zingiber officinale Rose, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

Bác Sĩ Phan Nam – giảng viên Cao Đẳng Y Dược cho biết Gừng là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc. Nó thuộc cây thân thảo, cao khoảng 1m. Thân rễ nạc, phát triển thành củ, phân nhánh xòe ra giống hình bàn tay, màu vàng nhạt, có mùi thơm cay. Lá mọc so le, hình mác, có gân giữa hơi trắng nhạt, không có cuống, khi vò lá có mù thơm.

Trụ hoa dài khoảng 20cm, mang cụm hoa hình bông, mỗi cụm có nhiều hoa mọc sít nhau. Hoa màu vàng xanh, mép cánh hoa màu tím, nhị cũng màu tím. Đài hoa dài 1cm, có 3 răng ngắn, 3 cành hoa dài 2cm. Quả mọng.

Dược liệu: Là phần củ gừng không có hình dạng nhất định, phân nhánh, dài 3-7cm, dày chừng 1cm. Mặt ngoài có màu vàng nhạt hoặc màu trắng tro, có đốt tròn và vết nhăn dọc. Vết bẻ có màu trắng tro hoặc ngả vàng, có bột, vân tròn rõ. Mặt cắt ngang có sợi thưa và nhiều chấm sáng

Theo Đông Y, gừng có vị cay, tính ôn, có tác dụng tiêu đờm, giải cảm, chữa ho, chân tay lạnh và kích thích tiêu hóa.

Tác dụng của củ gừng

Ăn gừng thường xuyên phòng chữa sỏi mật

Sử dụng gừng thường xuyên rất có lợi cho việc phòng, chữa sỏi mật. Sỏi mật hiện nay thường được điều trị bằng phẫu thuật và chưa có một thuốc đặc trị nào có hiệu quả.

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nhật Bản cho biết: Đã phát hiện thấy thành phần các chất có trong vị cay của gừng tươi như 6-Zingiberol, Ginger oil và 4 chất khác phân tách ra được, đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana – chất gây ra sỏi mật. Khi lượng prostaglandin (PG) trong cơ thể phân tiết quá nhiều, hàm lượng chất muxin (một loại protein) trong dịch mật có thể sẽ tăng lên. Chất muxin có thể kết hợp với các ion canxi và bilirubin trong dịch mật và tạo thành các hạt sỏi trong mật. Trong gừng, các loại tinh dầu thơm có tác dụng ức chế sự hợp thành prostaglandin, do đó làm giảm bớt hàm lượng muxin trong dịch mật và có thể phòng ngừa bệnh sỏi mật

Như vậy, gừng là thứ thuốc tốt đối với bệnh sỏi mật và những người có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này nên thường xuyên ăn thêm gừng và một số chế phẩm làm từ gừng.

Chữa đau bụng kinh

Nếu bị hành hạ bởi chứng đau bụng kinh trong ngày “đèn đỏ”, bạn có thể không cần dùng đến bất cứ loại thuốc giảm đau nào và tự làm cho mình một tách trà gừng nóng. Gừng đã được thử nghiệm với một nhóm phụ nữ bị đau bụng kinh và kết quả cho thấy loại củ này hiệu quả hơn tất cả loại thuốc giảm đau. Bạn hãy thử sẽ thấy tác dụng tuyệt vời của gừng nhé.

Giúp kéo dài tuổi thọ

Các công trình nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng chất cay của gừng tươi có tác dụng đối kháng rất mạnh đối với tính oxy hóa của mỡ động vật, so với các loại thuốc chống oxy hóa được ứng dụng hiện nay. Thành phần chất cay này của gừng sau khi được cơ thể hấp thu cũng sẽ sinh ra tác dụng ức chế sự sinh thành chất mỡ qua oxy hóa trong cơ thể vì vậy gừng có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ.

Chống dị ứng

Gừng tác động giống chất kháng histamine và giúp trị các chứng bệnh dị ứng. Người có cơ địa viêm mũi dị ứng, thường bị hắt hơi dữ dội khi lạnh đột ngột. Khi bị hắt hơi hoặc có triệu chứng, các hoạt chất bay hơi của gừng tươi có tác dụng kháng Histamin tức thì, sẽ cắt cơn hắt hơi rất nhanh (gấp 15 lần Cetirizin, 60 lần Fexofenadin). Đặc biệt, gừng an toàn cho người bệnh, không có tác dụng phụ (khô miệng ,chóng mặt, nhức đầu mệt mỏi) như các loại tân dược chống dị ứng trên.

Gừng có tính chất chống viêm và có thể dùng để trị viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp và các rối loạn khác về cơ bắp. Uống trà gừng, đắp bã, ngâm tay, chân trong nước gừng loãng mỗi tối 15-20 phút có thể chữa được các chứng viêm khớp. Liệu pháp này có tác dụng giảm triệu chứng đau, sưng rất rõ rệt. Các thành phẩn hoá học trong gừng giúp ức chế sự sinh tổng hợp các chất prostaglandin gây viêm.

Giúp giải toả stress

Nhờ chứa chất Cineole nên gừng có thể giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp cho giấc ngủ ngon và sảng khoái. Gừng còn làm dịu cơn đau răng và sự khó chịu gây ra bởi nhiễm khuẩn phần trên của đường hô hấp, nhờ vào tính chất kháng khuẩn và chống nấm của nó.

Giảm sự khó chịu của dạ dày

Gừng đã được chứng minh là một loại thuốc giúp trung tiện tốt, vì thế giúp bạn chống lại cảm giác đầy hơi. Nó cũng giúp chống lại các triệu chứng say tàu xe như buồn nôn, nôn và chóng mặt. Hiệu quả hơn hầu hết loại thuốc tây, gừng là một liệu pháp tự nhiên khi bạn đang cố gắng làm giảm bớt sự khó chịu của dạ dày.

Ngăn ngừa và chống lại ung thư

Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ toàn bộ củ gừng có tác dụng ức chế tăng trưởng và hiệu quả tiêu diệt hàng loạt tế bào ung thư mà không ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh quanh chúng. Trong khi các thử nghiệm vẫn tiếp tục được thực hiện, gừng đã được chứng minh, không như nhiều loại thuốc chữa ung thư, nó không khiến khối u biến đổi theo kiểu xuất hiện trở lại to hơn và nguy hiểm hơn.

Cải thiện tiêu hóa

Bằng cách thêm gừng vào chế độ ăn, bạn sẽ thấy bất cứ vấn đề tiêu hóa nào bạn đang đối mặt cũng được giảm nhẹ. Gừng làm tăng sản xuất nước bọt và dịch tiêu hóa trong cơ thể của bạn, vì thế giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó tiêu.

Tác dụng giảm cân

Gừng chứa một “nhà máy” sinh nhiệt giúp cơ thể chúng ta đốt cháy chất béo. Nó cũng được cho là làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 20%. Ngoài ra, người ta cũng phát hiện ra rằng thức uống chứa gừng nóng dùng kèm trong bữa ăn giúp giảm sự thèm ăn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ giữ được cảm giác no lâu hơn và ăn ít hơn.

Giảm cholesterol máu

Nghiên cứu mới đây cho thấy gừng có tác dụng giảm Cholesterol máu, giảm các bệnh về tim mạch và huyết áp. Rất nhiều người thường hiểu nhầm việc uống trà gừng sẽ gây tăng huyết áp. Nhưng thực tế và khoa học đã chứng minh trà gừng không những làm tăng huyết áp cho người bị tụt huyết áp mà còn có tác dụng phòng ngừa và làm giảm huyết áp cao cho những người cao huyết áp.

Lưu ý khi sử dụng gừng

Ngoài những tác dụng có lợi của gừng đem lại, Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đưa ra những lưu ý mà bạn cần biết như sau:

Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).

Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.

Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.

-Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.