Công dụng và một số bài thuốc chữa bệnh không ngờ từ cây vối

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Vối được xem là một cây thuốc không chỉ tốt cho sức khoẻ mà còn có thể góp phần chữa các bệnh lý mạn tính như gout, đau bụng tiêu hoá, tiểu đường, mỡ máu tăng cao,… với nhiều bài thuốc chữa bệnh ít ai ngờ đến!

Công dụng và một số bài thuốc chữa bệnh không ngờ từ cây vối

Cây, lá và nụ vối là các bộ phận của cây vối có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khoẻ và nước vối cũng là một loại thức uống giải nhiệt được nhiều người ưa thích trong mùa hè. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến với các bạn một số công dụng và các bài thuốc chữa bệnh đến từ các bộ phận của cây vối. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Công dụng chữa bệnh từ cây vối

Cây vối là một loài thân gỗ có tên khoa học là Cleistocalyx Operculatus, chiều cao trung bình từ 5 – 6m, đường kính có thể lên đến 50cm. Vối thường có 2 loại gồm: Loại lá nhỏ hơn bàn tay, có màu vàng xanh gọi là vối kê hay vối nếp; Loại còn lại có lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm gọi là vối tẻ. Hoa vối có màu lục nhạt, trắng và gần như không cuốn, mọc thành chùm, thường nở vào mùa xuân. Quả vối có hình cầu hoặc hình trứng, khi chín màu đỏ thẫm, ăn vị hơi đắng và hơi chát.

Theo Dược sĩ Nguyễn Quốc Trung – GV Cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Từ lâu trong dân gian nhân dân ta đã biết cách dùng nụ và lá của cây vối đề nấu nước uống thay cho trà uống hằng ngày. Nước từ lá vối hoặc nụ vối có vị thơm dễ chịu, có tác dụng kích thích tiêu hoá, giúp chống đầy bụng và ăn ngon miệng. Theo Đông y, nụ vối có tính hàn, vị đắng. Tác dụng: thanh nhiệt, tiêu thực, tán độc, hoá trệ (trừ tích trệ). Có thể chữa ngoại cảm phát sốt, sợ rét, ăn uống không tiêu, đau đầu, viêm họng, các bệnh về đường ruột rất hiệu quả.

Nụ vối và lá vối có tác dụng kháng sinh với nhiều loại vi khuẩn như: Gram+, Gram-, Streptococus (hemolytic và staman), vi trùng bạch hầu, Staphyllococcus, Pneumcoccus, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis, … và không gây độc hại đối với cơ thể. Do đó, lá vối có thể dùng để sát khuẩn, điều trị các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt, chốc lở,…. rất hiệu quả.

Ngoài ra, trong lá và nụ vối có chứa tanin, khoáng chất và vitamin… khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu.

Nước lá vối – rất tốt cho sức khoẻ

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây vối

Trong lá vối và nụ vối có tanin, một số vitamin và chất khoáng, có tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, do đó có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc hay có thành phần từ các bộ phận của cây vối, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bài thuốc trị đau bụng, đi ngoài

Nguyên liệu: 3 lá vối, 8g vỏ ổi rộp, 10g núm quả chuối tiêu.

Thực hiện:

  • Tất cả nguyên liệu cùng thái nhỏ và phơi khô.
  • Khi dùng sắc với 400ml đến khi còn 100ml.
  • Chia nước thuốc uống trong ngày, 1 ngày / 2 lần.
  • Dùng liên tục trong 2 – 3 ngày.

Bài thuốc chữa đầy bụng, ăn không tiêu

Dùng 6 – 12g vỏ thân cây vối, sắc kỹ lấy nước đặc để uống trong ngày. 1 ngày uống 2 lần.

Hoặc có thể dùng 10 – 15g nụ vối, sắc lấy nước đặc uống trong ngày. 1 ngày uống 3 lần.

Bài thuốc chữa chốc, lở ngứa

Dùng một lượng lá vối vừa đủ, nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa các vị trí bị lở ngứa và gội đầu để chữa chốc lở.

Bài thuốc hỗ trợ trị tiểu đường

Dùng 15 – 20g nụ vối sắc lấy nước hoặc hãm nước đề uống thay trà. Uống 3 lần trong ngày và uống liên tục, thường xuyên mỗi ngày.

Bài thuốc giảm giảm mỡ máu

Sử dụng 15 – 20g nụ vối, hãm lấy nước uống thay nước uống hàng ngày hoặc nấu thành nước đặc, chia uống 3 lần trong ngày và uống thường xuyên để đạt được hiệu quả cao nhất.

Cách sử dụng các bộ phận của cây vối để đạt hiệu quả cao

Khi dùng các bộ phận như cây, lá, nụ của cây vối thì nên chuẩn bị và dùng nguyên liệu khô, rửa sạch và cho vào ấm. Cho thêm nước và đun sôi hoặc hãm như dùng trà xanh, dùng nóng hoặc uống lạnh. Nước vối từ lá khô có màu đỏ nâu nhạt, nếu dùng từ lá tươi có màu xanh như nước trà xanh.

Uống nước lá vối không có các tác dụng phụ đáng kể nên có thể dùng để uống thường xuyên. Nước vối thường có vị đắng nhẹ, hơi ngọt và hương thơm ngai ngái.

Trên đây là một số thông tin về cây vối và công dụng của cây vối được Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ, chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc!

Nguồn: thuocbac.edu.vn