Tổng hợp một số loại thảo dược trị bệnh trĩ hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Dưới đây là tổng hợp một số loại thảo dược trị bệnh trĩ có thể mang lại kết quả điều trị tốt, tiết kiệm chi phí mà không gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ, hãy cùng tham khảo nhé!

Tổng hợp một số loại thảo dược trị bệnh trĩ hiệu quả

“Trĩ” không chỉ là một căn bệnh có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ mà càng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc của người mắc bệnh. Nếu không được phát hiện và kiểm soát bệnh kịp thời có thể khiến cho cơ thể suy nhược, chảy máu và đau nhức dữ dội.

Với sự phát triển của y học hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh, tuy nhiên phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn và tin tưởng là dùng các thảo dược trị bệnh có sẵn trong tự nhiên vừa dễ tìm, tiết kiệm chi phí mà hoàn toàn lành tính không phải lo xảy ra các tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài. Vậy những loại thảo dược đó là gì, hãy cùng tìm hiểu thông tin chia sẻ trong bài viết sau đây nhé!

Địa du

Địa du (tên gọi khác là ngọc xị) đây là một loại thảo dược có tác dụng lương huyết và cầm máu, được sử dụng để điều trị các bệnh như: đại tiện ra máu, chảy máu cam hoặc nôn ra máu. Đồng thời, cũng có thể điều trị chảy máu bệnh trĩ vì búi trĩ bị vỡ khi đại tiện.

Để sử dụng thảo dược này điều trị bệnh trĩ, các bạn cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 3 chỉ: Địa du.
  • 1 chỉ 5: Hoàng liên.
  • 2 chỉ: Sơn chi.
  • 3 chỉ: Rễ thuyên thảo.
  • 2 chỉ: Hoàng cầm.
  • 4 chỉ: Phục linh.

Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên cho vào nồi cùng với nước, rồi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang.

Cây huyết dụ

Bệnh nhân nếu muốn điều trị bệnh trĩ cũng có thể dùng cây huyết dụ, bởi đây là cũng là một cây thuốc có thể tiêu viêm và có tác dụng cầm máu rất tốt. Cây huyết dụ có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác nhau như:

  • Dùng 01 nắm cây huyết dụ đã được rửa sạch và cắt từng khúc ngắn.
  • Bỏ vào ấm đun với 2 bát nước đến khi còn 1 bát thì tắt bếp.
  • Lọc bỏ bã và lấy nước uống trong ngày, 1 ngày/3 lần.
  • Dùng thuốc liên tục đến khi búi trị co và nhỏ dần thì ngưng dùng thuốc.

Hoặc

Dùng lá cây huyết dụ tươi (40g), lá cây cỏ mực (20g) và lá cây sống đời (20g): rửa sạch, cho vào ấm và đun với 2 bát nước đến khi nước còn lại một nước thì tắt bếp rồi lọc lấy nước uống trong ngày (1 ngày/3 lần). Thuốc nên được uống trước khi ăn từ 15 – 20 phút và dùng liên tục đến khi bệnh được khỏi thì dừng.

Hoa hòe giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức và khó chịu do trĩ gây ra

Hoa hòe

Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung (hiện đang là GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết: Hoa hoè là một dược liệu tự nhiên có vị đắng, tính hàn có tác dụng chỉ huyết, nhuận can. Đồng thời, còn có hể lương huyết và thanh nhiệt tả hoả. Dược liệu có thể điều trị một số bệnh lý như: trường phong tả huyết, băng lậu, tâm hung phiền, âm sang thấp dương, phong huyễn dục đảo, huyết lỵ,… Đặc biệt còn thể điều trị trĩ huyết.

Người bệnh có thể dùng hoa hoè (10g) đã được rửa sạch và sắc lấy nước thuốc. Chia làm 3 phần bằng nhau (2 phần để uống và phần còn lại ngâm rửa hậu môn). Với phương pháp này sẽ giúp điều trị bệnh trĩ sa ra ngoài và các triệu chứng sưng đau sẽ được thuyên giảm một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, theo hướng dẫn của DS Nguyễn Quốc Trung: Để sử dụng hoa hoè điều trị bệnh trĩ nếu muốn đạt hiệu quả cao cần phải kết hợp thêm với một số vị thuốc thảo dược chữa bệnh khác như:

Nguyên liệu: Dùng mỗi vị thuốc có liều lượng bằng nhau gồm hoa hoè, phòng phong, chỉ xác, đương quy, hoàng cầm, địa du.

Thực hiện: Tất cả các vị thuốc trên tán thành bột mịn, cho vào lọ thuỷ tinh và bảo quản để dùng dần.

Cách dùng: Dùng 20g/ngày pha với nước ấm và uống đều đặn liên tục từ 5 – 7 ngày.

Cây cúc tần

Bài thuốc chữa bệnh trị từ cây cúc tần được thực hiện như sau:

Nguyên liệu gồm: Lá lốt, lá ngải cứu, cúc tần và lá sung.

Thực hiện:

  • Rửa sạch, cho vào nồi cùng 1 lát nghệ tươi và nước.
  • Đun sôi thì tắt bếp và mang đi xông hậu môn trong 15 phút và ngâm trực tiếp 10 – 15 phút sau khi nước nguội.
  • Thực hiện đều đặn 1 tuần/2 – 3 lần đến khi búi trĩ co lại và áp dụng liên tục từ 2 – 3 tháng. Đồng thời, cần phải vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ trước khi xông để đạt được hiệu quả an toàn.

Ngoài ra, còn có một số loại thảo dược khác có thể điều trị bệnh trĩ như: Bồ công anh, chỉ xác, lá thầu dầu tía,… Hy vọng với các thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn có được kết quả điều trị tốt và tiết kiệm chi phí hơn.

Nguồn: thuocbac.edu.vn tổng hợp