Theo Đông y, cây quất không chỉ là cây cảnh mà còn là một cây thuốc với các bộ phận của cây như: vỏ, rễ, quả, lá, hạt,… đều có thể sử dụng làm thuốc để chữa được nhiều bệnh khác nhau vô cùng hiệu quả và an toàn.
- Cây bình bát và những bài thuốc chữa bệnh hay
- Cây càng cua và những bài thuốc chữa bệnh
- Tổng hợp một số bài thuốc chữa bệnh từ quả trám
Cây quất – Cây thuốc chữa bệnh hiệu quả
Một số thông tin sơ lược về cây quất
Cây quất hay còn có tên gọi khác là cây tắc. Đây không chỉ là một cây cảnh được nhiều người ưa chuộng vào mỗi dịp tết đến xuân về mà trong Đông y, cây quất còn là một cây thuốc có các bộ phận của cây như: rễ, thân, lá, quả, hạt,… đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Theo GV Cao đẳng Dược TPHCM: Cây quất có tên khoa học là Fortunella japonica Thunb, họ Cam (Rutaceae), chiều cao từ 1 – 5 m, có nhiều cành. Lá đơn hình xoan, màu xanh sẫm, mọc so le. Hoa màu trắng, mọc thành từng chùm ở ngọn hay nách lá. Quả hình cầu, kích thước từ 2 – 3 cm, lúc chưa chín có màu xanh và chuyển dần sang màu vàng cam khi chín, có vị chua và nhiều hạt nhỏ.
Trong Đông y: Lá quất có vị cay đắng, tính lạnh. Hạt và rễ có vị chua cay, tính ấm. Quả quất có vị ngọt chua, tính ấm, quy kinh phế, vị, can và quả quất có chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là Vitamin C – chất chống oxy hoá và chứa rất ít Natri, hầu như không có chất béo và cholesterol. Do đó, hầu hết các bộ phận của cây quất đều có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh khác nhau như: chữa ho, nôn ra máu, dạ dày, đau răng, an thần,… rất hiệu quả.
Tổng hợp các bài thuốc hay chữa bệnh từ cây quất
Cây quất và những bài thuốc hay chữa bệnh từ dân gian
Mỗi bộ phận của cây quất sẽ có những công dụng khác nhau, tuy nhiên cách chế biến và sử dụng khá đơn giản và dễ dàng tự thực hiện tại nhà. Sau đây là một số bài thuốc hay chữa bệnh từ dân gian bằng những bộ phận của cây quất, hãy cùng tham khảo nhé!
Bài thuốc chữa viêm họng, ho, khàn tiếng: Dùng 500 gram quả quất, rửa sạch, cắt lát mỏng và bỏ hạt, trộn đều cùng với 330 gram đường phèn và ngâm trong lọ thủ tinh. Dùng theo đường ngậm hoặc pha nước uống hàng ngày.
Bài thuốc chữa ho nhiều đờm: Dùng 5 quả quất với lượng đường phèn vừa đủ dùng, đem hấp cách thuỷ và dùng liên tục trong 3 ngày. 1 ngày dùng 2 lần.
Bài thuốc chữa đau răng, đau dạ dày, ợ hơi: Dùng 500 gram quả quất, rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng và phơi khô. Sau đó cho vào lọ thuỷ tinh đậy kín khoảng 1 tháng là có thể dùng. Mỗi lần dùng 25 gram nước cốt quất, pha với nước ấm. Chia nhỏ uống trong ngày, 1 ngày uống 2 – 3 lần.
Bài thuốc chữa nôn ra máu: Dùng 20 gram hạt quất (tách bỏ vỏ, lấy nhân bên trong) đem sao vàng, giã nhỏ và sắc với 400 ml nước đến khi còn khoảng 100 ml. Dùng nước thuốc vừa sắc được uống trong ngày, ngày uống 2 – 3 lần.
Bài thuốc chữa ho gà ở trẻ em: Dùng 10g quất, 6g gừng tươi và 6g thiên trúc hoàng. Sắc nước uống 1 ngày / 1 lần.
Bài thuốc an thần, giảm ho: Dùng 2 quả quất (lột sạch vỏ, bỏ hạt và vách múi), 100g đường, một ít hoa quế và bột ngó sen. Nấu thành chè và ăn.
Bài thuốc chữa cảm mạo: Dùng 30g lá quất rửa sạch cho vào ấm với 3 bát nước. Sắc trên lửa nhỏ đến khi nước còn lại 1 bát. Hoà nước thuốc với lượng đường vừa đủ và dùng khi còn nóng.
Ngoài ra, quất còn có thể chế biến thành nước giải khát có tác dụng bổ, dễ tiêu bằng cách: Dùng 1kg quất chín rửa sạch, để ráo nước. Dùng vật nhọn rửa sạch châm sâu vào quả 5 – 6 lỗ rồi cho vào lọ cùng với 2kg đường kính; rải đều một lớp quất lại một lớp đường. Đậy kín lọ để trong 7 ngày, được dịch quất đường (sirô quất). Khi dùng, lấy 1 – 2 thìa to sirô quất pha với 150ml nước đun sôi để nguội, khuấy đều rồi uống.
Một số lưu ý khi dùng quất để chữa bệnh
Theo thông tin Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ: Khi sử dụng quất chữa bệnh, người dùng cần chú ý một số điều sau đây:
- Những người mắc các bệnh mạn tính như: viêm loét dạ dày, táo bón, sỏi thận,… không nên uống nước quất.
- Không dùng quất khi đói vì sẽ dễ bị kích thích niêm mạc dạ dày, gây ngứa họng và khó chịu.
- Không dùng nước quất ngay sau bữa ăn, tốt nhất nên dùng sau bữa ăn từ 30 – 45 phút.
- Khi dùng quất để đạt được hiệu quả tốt nhất hãy ngưng sử dụng các loại để lạnh.
Nguồn: thuocbac.edu.vn tổng hợp