Tổng hợp các món ăn bài thuốc từ lươn

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Các món ăn được chế biến từ lươn không chỉ là một món ăn đặc sản, có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là những bài thuốc có thể chữa trị được bệnh hiệu quả.

Lươn – Đặc sản giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khoẻ

Lươn hay còn có tên gọi khác theo y học cổ truyền là hoàng thiện, thiện ngư. Theo cho biết của các Y sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, trong lươn có chứa nhiều protein, glucid; lipid; Vitamin: A, B, E, D và các nguyên tố vi lượng khác,… có tính ôn, vị ngọt, có tác dụng bổ ngũ tạng, ích khí, bổ trung, ôn dương, bồi bổ can, thận,… có thể điều trị các chứng bệnh liên quan đến thiếu máu, ho hen, phong thấp, tiểu đường, kiết lỵ,… vô cùng hiệu quả.

Dưới đây là tổng hợp một số món ăn bài thuốc được chế biến từ nguyên liệu chính là lươn, hãy cùng tham khảo nhé!

Món ăn bồi bổ

Để bồi bổ cho người gia khí huyết bị hư nhược, mệt mỏi, gân cốt rã rời, sản phụ sau sinh, các bạn có thể tham khảo các món ăn bài thuốc sau nhé:

Bài 1:

Nguyên liệu:

  • Lươn: 1 con.
  • Đẳng sâm: 25g.
  • Đương quy: 15g.
  • Gân bò: 30g.

Thực hiện:

  • Lươn: Làm sạch, bỏ ruột, chặt thành từng khúc vừa ăn.
  • Cho lươn cùng các nguyên liệu khác vào chung 1 nồi đất với 1 lượng nước vừa đủ.
  • Đun sôi và nấu đến khi chín, nêm nếm và dùng.

Bài 2:

Nguyên liệu:

  • Lươn: vài con đủ dùng.
  • Nước tương, gừng, xì dầu, rượu trắng: vừa đủ dùng.

Thực hiện:

  • Lươn: Làm sạch, bỏ ruột, rút chỉ máu dọc sống lưng, chặt thành từng khúc vừa ăn.
  • Dùng muối rứa sạch lươn và ướp với các nguyên liệu còn lại.
  • Nấu cơm sắp cạn và trải đều lươn lên bề mặt cơm, hấp chín và dùng khi nóng.

Bài 3: Dùng 15g thịt lươn đã được thái nhỏ nầu chung với 10 – 20ml nước gừng cùng với gạo thành cơm và ăn trong ngày.

Món ăn chữa suy nhược

Để giúp trẻ em suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể bồi bổ các chất dinh dưỡng, các bạn có áp dụng một trong các món ăn bài thuốc sau nhé:

Bài 1:

Nguyên liệu: 300g thịt lươn, 25g hành tây và ỗi vị thuốc 15g gồm: đương quy, gừng tươi, đẳng sâm cùng 1 ít muối.

Thực hiện:

  • Lươn: làm sạch, bỏ ruột, thái thành sợi và cho vào nồi.
  • Đẳng sâm, đương quy cho vào chung 1 túi vải và cho vào nồi cùng một ít nước nầu với lươn trong 1 tiếng.
  • Sau đó, vớt túi vải ra và cho thêm hành tây, nêm nếm gia vị và nấu thêm 1 tiếng nữa là có thể dùng.

Bài 2:

Nguyên liệu: Lươn: 1 con cùng với 5g kê nội kim. Một ít gừng, hành, muối, rượu vang, bột ngọt và nước tương.

Thực hiện:

  • Lươn: làm sạch, bỏ ruột và cắt thành từng khúc vừa ăn.
  • Sau đó cho vào bát ướp cùng các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn.
  • Cho vào nồi và bắt lên bếp với lửa lớn, chưng chín.
  • Trộn đều là có thể dùng được.

Tổng hợp các món ăn bài thuốc từ lươn

Bài thuốc chữa ra mồ hôi tay, chân

Nguyên liệu:

  • Lươn: 1 con.
  • 20g ý dĩ.
  • 30g gạo nếp.

Thực hiện:

  • Lươn: làm sạch, bỏ ruột và luộc sơ qua nước nóng rồi gỡ lấy phần thịt.
  • Ý dĩ khô hoặc sống, sao vàng rồi giã nát thành bột.
  • Gạo nếp vo kỹ và để ráo nước, sau đó giã nát.
  • Trộn đều 3 nguyên liệu trên với nhau cùng một ít muối, lượng nước vừa đủ để nấu thành cháo và ăn khi nóng.

Món ăn bài thuốc chữa thần kinh suy nhược

Nguyên liệu:

  • 250g thịt lươn.
  • Hoài sơn, bách hợp: mỗi vị 30g.

Thực hiện:

  • Thịt lươn thái nhỏ và hấp cách thuỷ cùng với hoài sơn, bách hợp cùng với một lượng nước vừa đủ dùng.
  • Ăn ngay khi còn nóng (có thể dùng trong nhiều ngày liên tục).

Món ăn chữa đái tháo đường

Nguyên liệu:

  • 200g lươn.
  • 10g bắc sa sâm.
  • 10g bách hợp.
  • Gừng và gia vị: 1 lượng vừa dùng.

Thực hiện:

  • Lươn làm sạch, bỏ ruột, bỏ xương và cắt thành từng khúc vừa ăn.
  • Sau đó cho vào nồi cùng với gừng rồi đun sôi với một ít nước.
  • Đến khi sôi cho thêm sa sâm và bách hợp vào đun trong nửa tiếng.
  • Dùng cùng với cơm.

Món ăn chữa viêm gan mạn tính

Nguyên liệu: Lươn (2 – 3 con), tầm gửi cây dâu: 60g, rễ lau: 30g.

Thực hiện: Tất cả cho vào chung một nồi với ít nước vừa đủ dùng. Dùng cả nước lẫn cái.

Lưu ý: Khi dùng lươn để nấu thành những món ăn này phải dùng lương còn tươi, không ăn lươn màu xanh và những người bị sốt rét, vàng da, đầy bụng,… không nên ăn lươn.

Hy vọng với các thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn có thêm nhiều món ăn bổ dưỡng chế biến từ lươn khiến cho thực đơn bữa ăn trở nên phong phú và giàu dinh dưỡng.

Nguồn: thuocbac.edu.vn tổng hợp