Tổng hợp các bài thuốc từ cây mận

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mận là loại quả rất được ưa chuộng trong mùa hè bởi vị chua chua, ngọt ngọt dễ ăn. Nhưng ít ai biết, trong kiến thức Đông y, quả mận có tên thuốc là lý tử có tính bình, quy vào hai kinh can, thận.

loi-ich-tu-cay-man

Tổng hợp các bài thuốc từ cây mận

Tác dụng từ cây mận

Tác dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Quả mận dùng ăn trực tiếp hoặc giã lấy nước uống. Người tỳ vị hư yếu không nên dùng. Ngoài ra, các bộ phận cây mận đều được dùng làm thuốc.

Các bài thuốc hay từ cây mận

Bài 1: nhân hạt mận (lý tử nhân) 8-12g, sắc uống. Công dụng  hoạt huyết, tán ứ, nhuận tràng thông tiện. Dùng trong các trường hợp vấp ngã bầm tím, sưng đau, các chứng ho đàm, thủy khí ủng trệ, đại tiện bí táo hoặc dùng ngoài đem nghiền thành bột rắc hoặc đắp lên vết thương.

Trường hợp mặt bị sạm đen: bột nhân hạt mận nghiền mịn trộn với lòng trắng trứng đắp ngày 1-2 lần trong 5-7 ngày.

Người tỳ vị yếu, đi ngoài lỏng, thận hư, di tinh, phụ nữ có thai không nên dùng.

Bài 2: lá mận (lý thụ diệp) khô 8-12g, sắc uống. Công dụng  chữa các bệnh sốt cao, kinh giật ở trẻ em, giảm ho, điều trị vết thương. Dùng ngoài nấu lấy nước, bỏ bã tắm cho trẻ hoặc giã lấy nước cốt lá mận tươi thấm vào chỗ sưng đau.

loi-ich-tu-qua-man

Bài 3: Nhựa mận (lý thụ giao) 8-16g sắc uống. Thường dùng nhựa khô ở thân cây mận, chủ trị mắt có màng, tác dụng giảm đau, tiêu sưng, thúc sởi mọc.

Bài 4: Rễ mận (lý căn) 8-12g, sắc uống.  Tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng trong các chứng đái buốt, đái dắt do thấp nhiệt, các trường hợp đi lỵ ra máu, bệnh tiêu khát. Trẻ em sốt nóng, mụn nhọt. Dùng ngoài sao tồn tính, nghiền thành bột, đắp hoặc rắc lên vết đau.

Bài 5: vỏ rễ mận (lý căn bì) 8-12g, sắc uống. Tác dụng thanh nhiệt, giải trừ uất nhiệt, chữa tiêu khát, tâm phiền, các trường hợp khí hư, đau răng, lở loét. Có thể  sắc đặc ngậm rồi  nuốt hoặc lấy nước thấm đắp bên ngoài nơi sang lở.