Tìm hiểu công dụng của tỏi trong đời sống

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tỏi là gia vị quen thuộc trong mỗi căn bếp, tuy nhiên nó lại có công dụng chữa bệnh vô cùng thần kỳ và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vậy công dụng của tỏi là gì?

Công dụng của tỏi là gì?

Công dụng của tỏi là gì?

Tỏi có tác dụng Trị mụn

Tỏi có tác dụng thanh lọc máu và tính chất kháng khuẩn nên có hiệu quả chống mụn trứng cá và các bệnh về da. Để ngăn chặn tình trạng muộn dai dẳng, bạn có thể chà xát nhẹ nhàng lát tỏi lên vị trí bị mụn hoặc nghiền nát củ tỏi lấy nước chiết từ tỏi, nhúng một miếng vải sạch vào nước tỏi và thoa lên vùng muộn trên mặt.

Tỏi dùng để ngâm rượu chữa  bách bệnh

 Theo kiến thức Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, tác động vào hai kinh can và vị, giải độc, trong tỏi có thành phần Iốt và tinh dầu thành phần chủ yếu là Allicin có công dụng sát trùng, kháng khuẩn, kháng virus và ký sinh trùng trừ phong, thông khiếu, tiêu đờm. Tỏi ngâm rượu có thể tang cường sức đề kháng cơ thể, chữa trị được nhiều bệnh, giúp cải thiện đề kháng cho cơ thể.

Sau đây là công dụng của rượu tỏi:

  • Trị các bệnh xương khớp ( Viêm đau khớp xương, vôi hóa các khớp, nhức mỏi xương khớp.)
  • Cải thiện các bệnh liên quan đến đường hô hấp ( Viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản, rượu tỏi trị viêm xoang.)
  • Trị các bệnh liên quan đến tim mạch ( tang huyết áp, huyết áp thấp, xơ vỡ động mạch)
  • Cải thiện hệ tiêu hóa cho cơ thể ( ợ chua, khó tiêu hóa, viêm loét dạ dày – hành tá tràng)
  • Rượu tỏi chữa bệnh trĩ ( trĩ nội, trĩ ngoại)
  • Cải thiện bệnh đái tháo đường
  • Ngừa các bệnh ung thư

Ngoài ra rượu tỏi còn giúp giảm cân hiệu quả.

Mặc dù rượu tỏi rất tốt nhưng với một số đối tượng không nên dùng để tránh những biến chứng xảy ra như: phụ nữ mang thai, người bị đau mắt đỏ, mắt sưng huyết, người bị viêm loét dạ đay giai đoạn cuối không nên dùng.

Tỏi có tác dụng chữa đau họng

Tỏi chứa chất kháng khuẩn cao nên có tác dụng trị đau họng khi bị cảm cúm. Tỏi cũng có thể giúp chúng ta giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Để tạo ra siro chữa đau họng từ tỏi thì chúng ta sẽ đun sôi một ít tỏi sống trong một cốc nước, thêm mật ong và đường để có mùi vị dễ uống hơn. Có thể làm trà tỏi bằng cách ngâm một tép tỏi trong một chén nước, đây cũng là bài thuốc hay trị đau họng rất tốt.

Tỏi dùng như thuốc kháng sinh

Tỏi không thể thay thế thuốc kháng sinh nhưng có một số trường hợp tỏi có thể dùng một thuốc kháng sinh. Khi tai nạn xảy ra, các chuyên gia y tế thường không có mặt ngay lập tức để thực hiện cấp cứu cho bệnh nhân. Nếu ai đó bị thương mà không có kháng sinh ở cạnh thử tìm vài nhánh tỏi. Tỏi nghiền là một kháng sinh mạnh có thể giết chết các chủng vi khuẩn. Nhẹ nhàng xoa tỏi lên viết thương để ngăn nó bị nhiễm trùng.

Tỏi dùng làm keo dính

Bạn sẽ khá bất ngờ với lợi ích từ tỏi, không những có tác dụng chữa bệnh mà tỏi còn giúp bạn gỡ rối khi bạn hết băng dinh hay keo. Cách làm như sau: bóc tỏi và nghiền nát. Keo tỏi có thể được tạo thành bằng cách chà xát nước tỏi lên giấy bọc thủy tinh. Chất kết dính được tạo ra từ tỏi được sử dụng để sửa chữa kính tại Trung Quốc.

Tỏi dùng làm mỹ phẩm

Tỏi dùng làm mỹ phẩm

Tỏi dùng làm mỹ phẩm

Với những thành phần hóa học có ích trong tỏi, tỏi còn được dùng làm mỹ phẩm và có thể chế biến ngay tại nhà. Ví dụ như bạn có thể pha một loại nước rửa mặt bằng cách trộn nước tỏi với nước cốt chanh và nước giấm táo, hoa oải hương. Ngoài ra, có thể làm kem dưỡng tóc và da dầu bằng hỗn hợp nước ép tỏi với nước lọc, rượu vodka và hoa hương thảo.

Lưu ý: Trước khi thoa những loại mỹ phẩm từ tỏi này lên cơ thể bạn nên thử phản ứng trước bằng cách thoa lên vùng da trên cánh tay xem có bị dị ứng hay quá mẫn cảm với tỏi không để tránh tác dụng phụ xảy ra.

Nguồn: thuocbac.edu.vn