Cách chữa cảm lạnh nhanh chóng mà không cần uống thuốc bằng phương pháp dân gian rất đơn giản, hiệu quả, giúp người bệnh nhanh khỏi bệnh và không lây lan sang nhà người khác.
- Loại rau thơm chữa “bách bệnh” không phải ai cũng biết
- Công dụng chữa bệnh bất ngờ của hoa tam thất
- Chữa khỏi bệnh trĩ bằng những loại thảo dược dễ kiếm
Bệnh cảm lạnh là bệnh rất thường gặp ở mọi đối tượng
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh cảm lạnh?
Chuyên gia tư vấn sức khỏe Hoàng Thu Dung tại Cao đẳng Y Hà Nội cho biết, mặc dù nhiều loại virus có thể gây ra cảm lạnh thông thường, nhưng rhinoviruses là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh. Virus cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể qua miệng, mắt, mũi. Ngoài ra, chúng có thể lan truyền qua giọt nước trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói.
Hơn nữa, bệnh có thể lây lan qua tay khi người bình thường tiếp xúc với người bị cảm lạnh hoặc dùng chung đồ vật với người bệnh, chẳng hạn như đồ dùng, khăn, đồ chơi hoặc điện thoại.
Dấu hiệu của bệnh cảm lạnh
Với cảm lạnh, dấu hiệu đầu tiên thường là đau họng, có thể biến mất sau 1-2 ngày. Sau đó là các biểu hiện ở mũi như: chảy nước mũi, tắc mũi, cộng với ho vào ngày thứ 4 và 5 của bệnh. Người lớn thường không bị sốt nhưng trẻ nhỏ thì có thể bị sốt nhẹ. Trong vài ngày đầu, bạn sẽ thấy chảy nước mũi trong nhiều, sau đó thì nước mũi đặc lại. Đây là chuyện thông thường và điều này không có nghĩa là bạn đã bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn.
Bệnh thường chỉ kéo trong khoảng 1 tuần. Trong 3 ngày đầu tiên bạn có thể lây bệnh cho người khác vì thế hãy ở nhà và nghỉ ngơi. Nếu bệnh không cải thiện sau một tuần, thì có thể là nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, khi đó thì bạn cần xuống phòng y tế để được tư vấn và theo dõi.
Dấu hiệu của bệnh cảm lạnh
Biện pháp chữa cảm lạnh bằng phương pháp dân gian
- Cách Chữa cảm lạnh bằng phương pháp Đánh gió
Dùng 1 bát Cám gạo rang nóng, bọc vào miếng vải mềm xát nhẹ trên da từ gáy xuống thắt lưng, hai bên cột sống, lòng bàn tay, chân, bụng và ngực, khi nào thấy da phớt hồng thì dừng lại. Chuẩn bị Trứng gà luộc chín kỹ, bóc vỏ gói vào miếng vải mềm cùng với đồng bạc, cách xát làm như trên, nếu bị cảm khi bỏ ra thấy đồng bạc bị đen, xám xịt.
Xoa dầu nóng hoặc lấy gừng với rượu đem sao cho nóng, dùng đồng tiền bạc cạo nhẹ 2 bên cột sống đến khi da nổi màu hồng. Nếu bị cảm nặng, vết cạo có các nốt lấm chấm hoặc vết máu bầm.
- Chữa cảm lạnh bằng xông nước lá
Theo kiến thức Đông Y, xông nước lá là cách chữa cảm lạnh rất hiệu quả, đơn giản bằng những dược liệu sẵn có trong vườn nhà bạn.
Gồm 3 loại lá: Lá có tinh dầu giúp sát trùng đường hô hấp như chanh, bưởi, sả, bạc hà, tía tô; lá có tác dụng kháng sinh như hành, tỏi; lá có tác dụng hạ sốt như tre, duối, cúc tần. Dùng nồi to, đun nước sôi, bỏ các vị thuốc vào, lấy lá chuối bịt kín rồi đậy nắp vung lại, đun sôi 5 phút thì bắc ra. Bệnh nhân ngồi trên giường hoặc rải chiếu dưới đất, đặt nồi nước xông bên cạnh, dùng chăn mỏng trùm kín người, chỉ mặc đồ lót cho mồ hôi thoát ra. Khi xông thì chọc thủng vài lỗ lá chuối để cho hơi thoát ra.
Nếu không có lá chuối thì mở nắp vung từ từ, mồ hôi ra đến đâu, lấy khăn khô lau sạch. Thời gian xông từ 5 đến 10 phút, khi bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và ra mồ hôi thì thôi. Xông xong lau khô mồ hôi, thay quần áo rồi ăn bát cháo nóng có hành, tía tô. Phương pháp xông nước lá chỉ áp dụng cho trường hợp cảm lạnh không ra được mồ hôi, không áp dụng cho những đối tượng như phụ nữ có thai, trẻ em chưa đủ 15 tuổi, người bị suy kiệt, thiếu máu, mất nước, phụ nữ bị rong kinh, rong huyết..
Biện pháp chữa cảm lạnh bằng phương pháp dân gian
Những món ăn, bài thuốc chữa cảm lạnh hiệu quả
Dưới đây là một số món ăn giúp chữa cảm lạnh nhanh chóng:
- Súp gà
Ăn nhiều súp gà Bí quyết của những bà nội trợ phương Tây khi các thành viên trong gia đình bị bệnh cảm lạnh là một tô súp gà thật nóng. Nước cốt gà có khả năng giảm sốt và hạn chế hoạt động của các virus cảm. Ăn súp gà thật nóng cũng là một cách giải cảm; đồng thời tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu và hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
- Một số thực phẩm, đồ ăn nóng
Tỏi, hành và tỏi tây là những lựa chọn tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi-rút gây bệnh. Năm 2001, các nhà nghiên cứu đã chứng minh, ăn tỏi thường xuyên giúp cơ thể dồi dào sinh lực, giảm nhiều nguy cơ mắc cảm lạnh hơn người bình thường.
- Hoa quả và rau xanh
Cam, bưởi, kiwi, thậm chí ướt chuông đỏ đều là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp giảm triệu chứng và thời gian nhiễm bệnh cảm lạnh. Các loại rau xanh cũng nên được bổ sung vào thực đơn của người bệnh vì họ cần nạp vào cơ thể hơn 130% vitamin C, 133% vitamin A so với khi khỏe mạnh bình thường.
Cảm lạnh thường hay gặp nhất vào mùa thu và mùa đông, do thời tiết thay đổi đột ngột. Nếu không may bạn bị cảm lạnh thì cũng đừng quá lo lắng, hãy thử áp dụng những cách chữa cảm lạnh bằng phương pháp dân gian trên. Bạn cũng có thể tham gia học lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để tích lũy cho mình thêm những kiến thức về Y Dược. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Nguồn: thuocbac.edu.vn