Các bài thuốc đông y trị bệnh vảy nến được rất nhiều người áp dụng bởi có những ưu điểm vượt trội như an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ.
- Bật mí một vài bài thuốc chữa bệnh thần kỳ từ cây Mướp đắng
- Khám phá một số công dụng của cây Dừa cạn tốt với sức khỏe con người
- Bật mí một số công dụng chữa bệnh của Dạ cẫm
Vảy nến là bệnh da liễu rất khó tị dứt điểm. Việc dùng thuốc tây trị vảy nến chỉ mang lại hiệu quả nhất thời, dùng thuốc lâu ngày có thể gây tổn hại một số bộ phận như gan thận. Vì thế để tránh tác dụng phụ thì bạn nên áp dụng các bài thuốc đông y trị bệnh vảy nến cực hay.
4 bài thuốc đông y trị bệnh vảy nến cực hay
Cây thổ phục linh trị vảy nến
Thổ phục linh là vị thuốc bắc chữa được rất nhiều bệnh trong đó có bệnh vảy nến. Đông y thường dùng củ cây thổ phục linh để làm thuốc.
Cách làm thổ phục linh trị bệnh vảy nến: Chuẩn bị lấy 100g cây cải trời và 80 g thổ phục linh. Cho 2 vị thuốc sắc với 1l nước, đến khi cạn còn khoảng 300-400ml. Chắt ra bát, để ấm và chia ra để uống nhiều lần trong ngày.
Khi dùng bài thuốc này bạn có thể kết hợp dùng thuốc philatop hoặc một số loại thuốc bôi để giảm triệu chứng như Salixylic 5%, crizophanic 5%, mỡ Saburô (Sabouraud), dầu Cađơ (Huile Cade) 10%.
Kết quả điều trị đã được thử nghiệm tại bệnh viện 108, sau khoảng 60 đến 90 ngày điều trị vảy nến bằng cây thổ phục linh có đến 90% bệnh nhân đã khỏi bệnh.
Dùng cây sâm đại hành ( cây tỏi đỏ) trị vảy nến
Theo các giảng viên Cao đẳng Dược thì tỏi sẽ giúp bổ máu, chống viêm, kháng khuẩn cực tốt.
Cách trị bệnh vảy nến bằng sâm đại hành thực hiện như sau: Bạn chỉ cần lấy 15-20g cây sâm đại hành đã phơi hoặc sấy khô, sắc cùng nước uống. Ngoài ra còn dùng nước này để rửa vùng da bị ngứa do bệnh vảy nến. Có thể kết hợp dùng với thuốc mỡ bôi da như Salixylic 5%, crizophanic 5%. Kiên trì áp dụng trong 2 tháng bệnh sẽ khỏi.
Cây lu lu đực trị bệnh vảy nến
Cây lu lu đực mọc hoang dại ở nhiều vùng nông thôn nhưng không mấy ai biết đây là vị thuốc đông y chữa mẩn ngứa, mụn nhọt.
Cách điều trị bệnh vảy nến bằng cây lu lu như sau: Cây lu lu rửa sạch, đun lấy nước để thoa lên vùng da bị vảy nến. Kiên trì sử dụng bài thuốc này trong 3 tháng sẽ mang lại hiệu quả.
Cây khổ sâm trị bệnh vảy nến
Theo các tài liệu đông y có ghi lại khổ sâm có vị đắng để trị bệnh tiêu hóa. Bạn có thể dùng cây khổ sâm kết hợp với những vị thuốc khác để trị bệnh vảy nến:Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa.
Chuẩn bị: khổ sâm, Huyền sâm, Kim ngân, Sinh địa mỗi vị 15g ; và 10g quả ké đầu ngựa mỗi loại 10g. Cho tất cả nguyên liệu trên vào sắc cùng 1 lít nước, đun cô cạn còn 500ml, chia uống 3 lần trong ngày.
Việc áp dụng các bài thuốc đông y trị bệnh vảy nến thì cần kiên trì và thực hiện đều đặn. Nếu bệnh nặng, kèm theo dấu hiệu bất thường khác thì nên đến các địa chỉ khám bệnh da liễu để được chẩn đoán và điều trị thích hợp hơn.
Nguồn: thuocbac.edu.vn