Dâm dương hoắc – Vị thuốc đông y tráng kiện dương khí

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Vị thuốc Dâm dương hoắc còn có tên gọi khác là Tiên linh tỳ, Tam chi cửu diệp thảo… Dược liệu chứa nhiều thành phần hóa học có lợi như Sagittatoside, Epimedin A, B, C nên thường được dùng trong điều trị ho, tiểu buốt, phong thấp đau nhức, tay chân tê bại, liệt dương…

Dâm dương hoắc thuộc họ Hoàng liên gai

Cây dâm dương hoắc là gì?

Vị thuốc bắc Dâm dương hoắc hay còn gọi là Thiên lưỡng kim, Hoàng liên tổ, Khí trượng thảo, Tam chi cửu diệp thảo, Phỏng trượng thảo, Cương tiền, Can kê cân, Tiên linh tỳ, Hoàng liên tổ.

– Tên khoa học: Epimedium

– Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae)

Dược liệu thuộc loại cây thân thảo, có chiều cao 0,5 – 0,8m. Hoa màu trắng, cuống dài.

Dâm dương hoắc có nhiều loại, mỗi loại lại có hình dáng khác nhau, cụ thể:

  • Dâm dương hoắc lá to: Cây có chiều dài 40cm, mọc trên những ngọn cây. Mỗi cây có 3 cành, mỗi cành 3 lá. Lá cây có hình dạng như quả trứng hoặc tim, dài 12cm, rộng 10cm. Bên dưới lá màu xanh, bên trên là màu vàng nhẵn.
  • Dâm dương hoắc lá mác: Là cây có dạng mũi tên, dài 14cm, rộng 5cm. Đầu lá nhọn, mép lá có hình răng cưa.
  • Dâm dương hoắc lá hình tim: Lá hình tim tròn, rộng 6cm, dài 5cm. Phần thân cây giống với loại lá to.

Vị thuốc này mọc chủ yếu ở Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây được tìm thấy ở những vùng núi cao như: Sapa – Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu, Hà Giang…

Bộ phận được sử dụng làm thuốc là: lá và rễ .

Thành phần chủ yếu của Dâm dương hoắc cho hoạt tính sinh học là Flavonoid, bao gồm:

  • 28 hợp chất là chiếm ưu thế thuộc nhóm Prenyflavonoid (thành phần dùng phổ biến trong các loại thuốc, chống ung thư chống oxy hóa…)
  • Epimedin C gồm: Icarrin, Desoxymetylcaritin…
  • Lá có nhiều loại tinh dầu và Flavonoid khác như: Alcol xerylic, hentriacontane phytosterol…
  • Ngoài ra, trong dược liệu còn có một số ít Alkaloid như magnoflorrin…

Thu hái: Lá và rễ cây được thu hoạch hàng năm vào mùa hè, khoảng tháng 5.

Chế biến: Bộ phận sử dụng làm thuốc, sau khi thu hái sẽ được rửa sạch, phơi khô. Để bảo quản lâu, không bị hư hỏng, có thể sử dụng máy sấy khô, không để vụn lá.

Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, dâm dương hoắc có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng bổ can, thận, trợ dương, mạnh gân xương, ích tinh, trừ thấp, chuyên trị bệnh liệt dương, di tinh, lưng gối đau mỏi, chân tay tê dại.

Tác dụng của vị thuốc dâm dương hoắc

Theo Giảng viên Y sĩ Y học cổ truyền, trong vị thuốc chứa hợp chất  Phytoestrogen, có tác động đến nội tiết tố và xương, hỗ trợ điều trị các bệnh lý:

  • Thúc đẩy quá trình bài tiết tinh dịch, tăng cường năng lực hoạt động của tinh hoàn, kích thích ham muốn tình dục.
  • Cải thiện hiện tượng rối loạn cương dương, xuất tinh ngoài ý muốn.
  • Bổ thận tráng dương, bài trừ phong tê thấp, tăng sức dẻo dải cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp: đau lưng mỏi gối, đau nhức xương khớp, gân cốt co rút…
  • Ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch.
  • Tăng cường chức năng gan.
  • Hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính, đỡ ho, hen suyễn.
  • Kháng khuẩn, lợi tiểu và chống lợi tiểu (công dụng tùy theo cách dùng).
  • Cải thiện sinh lý chị em phụ nữ.

Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng cải thiện lưu thông máu, giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt, tăng khả năng nhớ lâu, tăng cường sức khỏe.

Một số lưu ý khi sử dụng dâm dương hoắc

Tác dụng phụ

Theo Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền, tác dụng phụ của vị thuốc chỉ xảy ra khi người bệnh sử dụng quá liều và dùng trong thời gian dài, cụ thể:

  • Co thắt
  • Khó thở nặng
  • Chảy máu mũi
  • Váng đầu
  • Chóng mặt
  • Nôn

Do đó, trong quá trình sử dụng vị thuốc này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Kiêng kỵ khi sử dụng

  • Người huyết áp thấp: Do vị thuốc này có tác dụng hạ áp nên những người huyết áp thấp không nên sử dụng, vì có thể gây hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp.
  • Phụ nữ có thai: Sử dụng có thể gây choáng váng, buồn nôn, động thai, chậm chí sảy thai.
  • Người thể huyết âm hư cũng không nên dùng Dâm dương hoắc.
  • Không dùng quá nhiều (ngày 8-15g) để tránh hiện tượng chóng mặt, buồn nôn.
  • Khi sắc thuốc không nên nấu bằng nồi kim loại, sử dụng nồi đất để không mất dược tính.
  • Không dùng trong trường hợp âm hư hỏa vương, tính dục mạnh.

Thận trọng khi sử dụng

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng.
  • Đang sử dụng thuốc tây hoặc vị thuốc khác để điều trị bệnh.
  • Dị ứng với thành phần của thuốc.
  • Mắc các bệnh lý về tiêu hóa, đại tràng.
  • Thận trọng khi mua dược liệu tại các cơ sở không đảm bảo uy tín để tránh “rước họa vào thân”.

Trên đây là những thông tin sơ bộ về công dụng, cách dùng của Dâm dương hoắc. Để sử dụng hiệu quả vị thuốc này, bạn có thể hỏi bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn nhé.