Bệnh hen phế quản thường xảy ra vào mùa se lạnh, khi thời tiết khô hanh. Vì vậy, theo kiến thức Đông Y, chúng ta nên tự biết chăm sóc bản thân bằng một số món ăn thuốc để phòng ngừa hoặc làm giảm nhẹ hen phế quản.
- Món ăn bài thuốc trong Đông Y trị ra mồ hôi trộm ở trẻ
- Món ăn bài thuốc trị kém ăn mất ngủ từ đại táo
Chữa hen phế quản bằng món ăn bài thuốc trong Đông Y
Thông thường các bệnh hay gặp như viêm long đường hô hấp có biểu hiện khô rát họng… Bởi vậy trong cuốn sách Nội kinh có viết: “Mùa thu dưỡng phế khí”. Từ đó trong y học phương Đông người ta đã biết đến việc chế biến những món ăn bài thuốc có tác dụng phòng ngừa hoặc có tác dụng làm giảm nhẹ sự phát sinh và sự phát triển của chứng hen phế quản. Đó chính là những món ăn thuốc phòng chống bệnh hen phế quản trong mùa thu.
Một số món ăn bài thuốc chữa hen phế quản
Canh phổi lợn, nhị tử: kha tử 6 gam, ngũ vị tử dùng 20 hạt, phổi lợn hay phổi bò dùng 1 cái. Rửa thật sạch phổi, cho cùng các vị thuốc bắc vào nồi nấu thành canh. Khi phổi nhừ nêm các gia vị cho vừa miệng. Ăn cái uống và nước canh, mỗi ngày 1 lần, cần ăn liền trong 7 đến 10 ngày.
Canh yến sào, bạch chỉ: Bạch chỉ 12 gam, yến sào 12 gam, đường phèn một ít. Cho thuốc vào nồi đất, nổi lửa, để lửa nhỏ liu riu hầm thật kỹ đến khi nhừ. Bỏ bã, cho đường phèn vào hòa tan, chia đôi nước uống vào buổi sáng và buổi tối dùng trong ngày. Cần uống từ 10 đến 15 ngày liền.
Tắc kè hầm đường phèn: Tắc kè dùng vài con, đường phèn cho lượng đủ dùng. Tắc kè sấy khô tán thành bột. Cất đi dùng dần. Mỗi lần lấy 5 đến 6g bột tắc kè cho đường phèn vào nấu kỹ. Uống ngày một lần, uống liền trong 1 tháng (30 ngày).
Trứng vịt, bách hợp, xuyên bối: Lá dâu 30 gam, xuyên bối 5 gam, bách hợp 20 gam, trứng vịt dùng 2 quả. Lá dâu sắc lấy 500ml nước, xuyên bối tán bột đổ vào cùng với vị bách hợp, rồi cho vào nồi đun cách thủy cho đến khi thấy bách hợp chín, đập trứng vịt cho thêm vào, nêm đủ gia vị vừa đủ và đun sôi nhào là được. Uống như vậy trong khoảng 1 tuần (7 ngày) là được.
Canh yến sào trị bệnh hen phế quản
Phổi lợn hầm lê tuyết, xuyên bối: Phổi lợn 250 gam, xuyên bối mẫu 10 gam, lê tuyết 2 quả, đường phèn lấy một ít. Lê tuyết cắt thành từng miếng, phổi lợn cũng thái từng miếng, tất cả cho vào xuyên bối mẫu vào trong nồi đất, thả thêm chút đường phèn vào, đổ thêm nước hầm đến khi nhừ là được. Cần ăn thường xuyên trong một thời gian.
Nhau thai hầm trùng thảo: Nhau thai tươi dùng 1 chiếc, rửa sạch thái thành miếng, đông trùng hạ thảo 10 đến 15 gam. Tất cả cho vào nồi đất hầm chín nêm thêm gia vị vừa miệng. Mỗi tuần ăn 1 lần. Cần ăn liền 5 đến 10 lần.
Củ cải nấu mật ong: Củ cải 100 gam, rửa sạch cắt khúc, mật ong 15 đến 20ml. Cho vào nấu chung chín đem ra ăn hết 1 lần. Cần ăn liền 10 đến 15 ngày liền.
Vịt già hầm trùng thảo. Vịt già 1 con làm sạch bỏ ruột, ngũ tạng, chặt miếng, đông trùng hạ thảo 10 đến 15 gam. Cho thịt vịt già vào nồi hầm nhừ, cho đông trùng hạ thảo vào nấu tiếp 10 phút, nêm gia vị vừa đủ, đem ra ăn. Ăn tuần 1 đến 2 lần. Cần ăn 5 đến 10 lần liền.
Chim sẻ hấp đường phèn: Chim sẻ 3 đến 5 con, làm sạch lông moi bỏ ruột, bỏ vào bát tô to, thả đường phèn 15 gam vào bát, đậy nắp cho vào nồi hầm cách thủy chín nhừ, nêm đủ gia vị mang ra ăn hết trong ngày. Mỗi ngày ăn 1 lần. Cần ăn 10 đến 15 ngày liền.