Cách điệu trị Hôi miêng và nguyên nhân dẫn đến Hôi miệng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Cách điệu trị Hôi miêng và nguyên nhân dẫn đến Hôi miệng

Hôi miệng làm cho bạn cảm thấy khó chịu và mất tự tin. Đặc biệt khi giao tiếp nó không những ảnh hưởng tới bạn mà làm cho những người xung quanh cũng cảm thấy khó chịu. Hôi miệng thường gặp nhất là do sâu răng, bệnh nướu răng hoặc cũng có khi là do biến chứng của các bệnh khác như trào ngược dạ dày, bệnh gan, thận…

Xem thêm:

Hôi miệng

Hôi miệng

Thức ăn là nguyên nhân trực tiếp gây ra hôi miệng. Những thực phẩm có mùi mạnh thì khả năng gây hôi miệng càng cao ví dụ như tỏi, hành tây…Các chất có trong thức ăn sẽ được tiêu hóa và đi vào màu, còn các loại dầu, khí sinh ra từ quá trình tiêu hóa thức ăn lại đi vào phổi. Khi cơ quan hô hấp hoạt động thì khí ở phổi sẽ được tuần hoàn ra ngoài, nếu luồng khí này có mùi thì sẽ gây ra hiện tượng hôi miệng. Bạn có thể hạn chế hôi miệng bằng cách đánh răng, nhai kẹo bạc hà hay dùng nước súc miệng. Tuy nhiên các phương pháp này sẽ không thể loại bỏ được mùi hôi triệt để mà chỉ là tạm thời cho đến khi các thực phẩm này đã ra khỏi cơ thể.

Nếu như bạn không đánh răng thường xuyên hay dùng chỉ nha khoa thì có thể các mảm bám thức ăn sẽ bám lại ở kẽ răng. Nhưng mảng bám này là môi trường cho vi khuẩn trong miệng phát triển và gây ra hôi miệng. Chính vì vậy bạn nên vệ sinh răng miệng thường xuyên ít nhất mỗi ngày 2 lần để tránh tình trạng hôi miệng và các bệnh về răng miệng khác.

Nước bọt ngoài việc giữ cho miệng của chúng ta không bị khô, cung cấp enzyme cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn thì nó còn có vai trò quan trọng khá. Nước bọt còn có tác dụng trong việc làm sạch miệng, rửa sạch thức ăn và vi khuẩn. Khi buổi tối ngủ thì việc tiết nước bọt ở chúng ta sẽ giảm đi dẫn đến khô miệng và thường có cảm giác hôi miệng vào buổi sáng. Đặc biệt những người thở bằng miệng trong khi ngủ thì hiện tượng này càng biểu hiện rõ rệt.
Một trong những trường hợp gây ra hơi thở có mùi do bệnh lý đó chính là khi bị bệnh tiểu đường ketoacidosis. Nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ketoacidosis đó chính là cơ thể không thể phân tách và sử dụng gluco làm nguồn năng lượng đúng cách, mà thay vào đó nó lại chọn cách tách chất béo. Quá trình này sinh ra xeton. Vì vậy ở những người bị bệnh tiểu đường không được điều trị thì các chất này tích tự trong máu và nước tiểu, có thể gây ra hơi thở có mùi thơm ngọt. Hơi thở của nhừng người bị bệnh tiểu đường ketoacidosis có thể dễ chịu hơn sơn với hôi miệng. Tuy nhiên bệnh nhân cần phải được điều trị kịp thời để hạn chế bớt nồng độ xeton độc ở nồng độ cao.

Theo một nghiên cứu được công bố trên một bài báo ở tạp chí Chromatography của Bỉ thì suy gan giai đoạn cuối cũng có thể gây ra hôi miệng. Mùi hôi này là do dimethyl sulfide có mùi ngọt, mốc sinh ra hay còn gọi là “mùi hôi bệnh xơ gan”.

Theo các nghiên cứu khác thì hơi thể có mùi tanh hay như ammoniac thường gặp ở những người bị suy thận mãn tính. Mùi hôi này được gọi là “mùi hôi ure” do nồng độ ure cao trong nước bót phân hủy nó thành ammoniac gây ra hiện tượng hôi miệng này.

Như vậy chúng ta có thể phân tích hơi thở để chuẩn đoán một số bệnh . Ngoài các bệnh trên thì tình trang hôi miệng còn thường gặp ở những người bị bệnh xoang, viêm phổi, viêm phế quản và trào ngược dạ dày.
ĐIỀU TRỊ

Các biện pháp dùng để điều trị hôi miệng chủ yếu vẫn là tăng cường vệ sinh răng miệng và điều trị các bệnh tiềm ẩn gây ra hôi miệng.

Về việc tăng cường vệ sing răng miệng các bạn nên đánh răng thường xuyê ít nhất 2 lần một ngày. Ngoài ra nên dùng chỉ nha khoa, cạo lưỡi, nước súc miệng để làm sạch răng và lưỡi. Thường xuyên uống nước và ăn kẹo cao su không đường cũng là một trong những biên pháp ngăn ngừa hôi miệng.

Khi phát hiện ra bị hôi miệng, các bạn nên tìm hiểu nguyên nhân để có các biện pháp chữa trị kịp thời. Đặc biệt hiện tượng hôi miệng do các bệnh tiềm ẩn gây nên thì ngoài việc giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ cần phải điều trị kịp thời các căn bệnh đó.