Viêm loét dạ dày bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa và liên quan trực tiếp đến đường ăn uống khá phổ biến ở Việt Nam. Để cải thiện bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, cùng tìm hiểu thực đơn dành cho người bị viêm loét dạ dày dưới đây!
- Những căn bệnh nguy hiểm trẻ thường mắc phải vào mùa hè
- Tuyệt chiêu giữ ấm cơ thể khi gặp trời rét đậm
- Bài thuốc Bắc điều trị yết hầu sưng đau hiệu quả
Người bị viêm loét dạ dày cần có chế độ ăn uống như thế nào?
Thực đơn dành cho người bị viêm loét dạ dày
Thức ăn dành cho người bị viêm loét dạ dày:
- Cháo, cơm, bánh mỳ, các loại khoai luộc chín hoặc nấu nhừ
- Thịt nạc, cá hấp, luộc, om
- Lá rau non: luộc hoặc nấu canh, quả chín ngọt
- Đường, sữa, bánh mứt kẹo, mật ong
- Thức uống: nước lọc, nước chè xanh.
Các chuyên gia Bác sĩ là giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo người bị viêm loét dạ dày nên kiêng một số thực phẩm sau:
- Bún, dưa cà, hành muối, các loại thức ăn nguội
- Các loại gia vị, nước sốt đậm đặc
- Thức ăn chua, quả chua
- Bỏ hẳn rượu bia, thuốc lá
- Thức ăn cay nóng.
Mẫu thực đơn dành cho người vị viêm loét dạ dày
Một số lưu ý cho chế việc ăn của người bị viêm loét dạ dày
- Nấu chín, ninh nhừ thức ăn: Các loại thực phẩm nên được nấu chín, khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, nấu mềm sẽ làm giảm được co bóp của dạ dày, giảm kích thích bài tiết dịch vị và giúp vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh chóng.
- Chú ý nhiệt độ của thức ăn: Nhiệt độ của thức ăn có ảnh hưởng đến sự kích thích của dạ dày. Bạn nên ăn thức ăn ngay sau khi nấu xong để thức ăn còn nóng, nhiệt độ tốt nhất để tiêu hóa và hấp thụ thức ăn là khoảng 40 – 50 độ C. Ở nhiệt độ thích hợp này thức ăn dễ được tiêu hóa, hấp thu và không gây kích thích. Bạn không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì nó có thể làm dạ dày co bóp mạnh hơn, đặc biệt thức ăn nóng sẽ làm cho niêm mạc dạ dày dễ xung huyết.
- Nồng độ thức ăn vừa phải: Nồng độ thức ăn cũng ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của dạ dày. Nếu thức ăn quá đặc, khô quá sẽ làm men tiêu hóa khó thấm vào thức ăn để tiêu hóa được. Ngược lại, nếu thức ăn quá lỏng sẽ làm men tiêu hóa bị pha loãng khiến việc tiêu hóa bị kém đi. Vì vậy, không nên ăn thức ăn quá khô cũng không nên ăn quá nhiều canh hoặc uống nhiều nước trong bữa ăn. Nên ăn canh riêng sau khi đã ăn hết bát cơm vì nếu chan canh ăn lẫn với cơm, thức ăn sẽ không được nhai kỹ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Lượng nước canh thích hợp trong một bữa ăn là khoảng 100 – 200 ml.
- Không nhịn đói, không ăn quá no một lúc mà nên chia thức ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ (4-5 bữa/ngày). Nhịn đói hoặc ăn quá no đều khiến dạ dày kích thích tiết nhiều axit còn việc ăn nhiều bữa sẽ giúp cho dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa axit dịch vị.
- Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM – Nguyễn Thị Nga cho biết , ăn chậm, nhai kỹ khi ăn để thức ăn xuống đến dạ dày một cách từ từ cũng là cách giúp bạn giảm đi triệu chứng viêm loét gây đau. Nhai từ từ sẽ tăng sự bài tiết của nước bọt giúp làm giảm và bão hoà axít trong dạ dày.
- Chế độ ăn đúng giờ đúng bữa, không ăn quá khuya, nên ăn trước lúc ngủ ít nhất 4 giờ.
- Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay.
Hi vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng khó chịu của viêm loét dạ dày!!!
Nguồn: thuocbac.edu.vn