Bài thuốc Bắc điều trị yết hầu sưng đau hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Yết hầu sưng đau khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống, trong Đông Y để điều trị yết hầu sưng đau có thể sử dụng một số bài thuốc bắc như sau.

Bài thuốc Bắc điều trị yết hầu sưng đau hiệu quả

Bài thuốc bắc điều trị yết hầu sưng đau hiệu quả

Theo Y học cổ truyền, Yết hầu thũng thống là hiện tượng yết hầu sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, thích khạc nhổ, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Nếu nặng không chữa kịp thời, yết hầu nghẹn đau, ăn uống khó khăn, họng sưng đỏ lưỡi gà đỏ, nuốt nước bọt cũng đau, lưỡi đỏ hoặc hồng nhợt. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu các phương thuốc điều trị tuỳ từng thể bệnh:

Bài thuốc điều trị Yết hầu sưng đau thể đàm hỏa:

Triệu chứng: Theo bác sĩ YHCT Ngô Thị Minh Huệ (giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur), triệu chứng người bệnh thường gặp ở thể này như yết hầu đau, nuốt nước bọt đau, người ậm ạch khó chịu, lợm giọng buồn nôn, ăn uống đau nghẹn khó nuốt, ngại nói, nặng thì khò khè, khó thở, tâm phiền; mạch hoạt sác.

Bài thuốc: Địch đàm thang: nhân sâm 8g, trúc nhự 8g, thạch xương bồ 10g, cam thảo 10g, đởm tinh 10g, chỉ thực 10g, quất hồng bì 16g, phục linh 16g, bán hạ 20g. Bán hạ khương chế, Trần bì khứ bạch. Các vị trên + gừng tươi 5 miếng + nước 1.200ml, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia đều 5 lần.

Thuốc nhai ngậm: ô mai nhục + cam thảo: nhai nuốt nước bỏ bã, ngày 5-6 lần.

Bài thuốc điều trị yết hầu sưng đau hiệu quả - 2

Bài thuốc điều trị yết hầu sưng đau hiệu quả – vị thuốc cam thảo.

 Bài thuốc điều trị yết hầu sưng đau Thể tỳ hư can uất:

Triệu chứng: cổ họng hơi sưng mà khô, đau, nuốt nước bọt đau, ăn uống nghẹn khó nuốt, hai mạng sườn đau, thỉnh thoảng nóng lên cổ họng, lợm giọng, buồn nôn, ăn uống kém tiêu, người mệt, đại tiện thất thường, rêu lưỡi vàng cáu; mạch huyền.

Bài thuốc Y học cổ truyền: “Quy tỳ thang” hợp với “Tiêu dao tán”: mộc hương 4g, cam thảo 8g, nhân sâm 8g, viễn chí 8g, bạc hà 8g, sài hồ 10g, bạch thược 10g, đương quy 10g, bạch truật 12g, phục thần 12g, hoàng kỳ 12g, long nhãn nhục 12g, toan táo nhân 12g. Phục thần bỏ lõi gỗ; Hoàng kỳ bỏ gốc cuống mật chích; Toan táo nhân sao vàng cánh gián; Cam thảo chích; Viễn chí bỏ lõi tẩm nước gừng sao vàng. Các vị trên + 1.500ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 5 lần.

Thuốc nhai ngậm: tam thất tẩm nước muối ủ 5-7 ngày thái mỏng sao giòn + cam thảo nhai tinh ngậm, nuốt dần cả nước và bã, ngày 7- 10 lần.

Bài thuốc điều trị yết hầu sưng đau Thể khí hư:

Triệu chứng: họng hơi sưng mà khô, đau, nhức nuốt nước bọt đau, ăn uống đau nghẹn khó nuốt, đau nhiều vào lúc gần trưa, đại tiện phân lỏng, chân tay mềm nhẽo, người mệt mỏi; mạch hư nhược.

Bài thuốc hay: Bổ trung ích khí thang gia giảm: cam thảo 10g, nhân sâm 12g, thăng ma 12g, trần bì 12g, sài hồ 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, thiên hoa phấn 12g, hoàng kỳ 24g. Hoàng kỳ mật sao; Cam thảo chích; Nhân sâm bỏ cuống; Đương quy tửu tẩy; Trần bì khứ bạch. Các vị trên + nước 1.800ml, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 5 lần.

Thuốc nhai ngậm: ly tước 1 lá to + sơn đậu căn 3 miếng + vỏ quýt tươi sạch 1 cái, tất cả nhai ngậm nuốt nước cốt, bỏ bã.

Bài thuốc điều trị yết hầu sưng đau Thể khí hư

Vỏ quýt tươi sạch – vị thuốc trong bài thuốc điều trị yết hầu sưng đau.

Thể thận âm hư cảm nhiễm ngoại tà:

Triệu chứng: bác sĩ Nguyễn Hữu Định, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, triệu chứng có thể nhận thấy ở thể này là cổ họng khô, sưng đau, thường xuyên cảm giác nóng rát ở yết hầu, nuốt nước bọt khó khăn, đau, người phiền muộn, háo khát, ăn uống nghẹn khó nuốt, lưng đau, ù tai, đại tiện táo, tiểu tiện vàng sẻn. Rêu lưỡi vàng; chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Bài thuốc: “Ngọc nữ tiễn”: tri mẫu 12g, ngưu tất 12g, mạch môn đông 16g, sinh địa 20g, sinh thạch cao 24g. Các vị trên + nước 1.800ml sắc lọc bỏ bã lấy 150ml. Sắc uống ngày 1 thang chia đều 5 lần.

Thuốc nhai ngậm: tam thất tẩm nước muối ủ 57 ngày thái mỏng sao giòn + ly tước 1 lá to nhai tinh ngậm, nuốt dần cả nước và bã, ngày 7 – 10 lần.

Nguồn: Tổng hợp từ Sức khỏe đời sống.