Nhiệt miệng là triệu chứng thường phát vào mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi,….
- Mặt nạ thuốc Bắc trị mụn và những lưu ý
- chữa dứt điểm bệnh gút nhờ thảo dược thiên nhiên
- Giảm cân an toàn hiệu quả phải nhờ đến Đông Y
Bài thuốc điều trị nhiệt miệng trong YHCT vô cùng hiệu quả
Bài thuốc điều trị nhiệt miệng trong YHCT vô cùng hiệu quả
Theo Y học cổ tryền, nguyên nhân chính là do tâm hỏa cang thịnh và do tỳ vị bị tích nhiệt. Sau đây là một số bài thuốc hay điều trị chứng bệnh này. Người bị nhiệt miệng thường có nốt viêm loét ở đầu lưỡi, trong khoang miệng gây đau đớn, không ăn uống được.
Nhiệt miệng do tâm hỏa cang thịnh: Người bệnh có những nốt loét ở đầu hoặc thân lưỡi, gây đau rát, xót, vì vậy người bệnh nhiều khi bỏ ăn vì sợ đau, uống nước nguội thấy dễ chịu. Kèm theo đau đầu, sốt, đại tiện thường táo, tiểu tiện đỏ lượng ít, mất ngủ, nếu là nam giới dễ bị di hoạt tinh, cơ thể suy nhược. Phép trị là tả tâm hỏa, bổ thận thủy kèm chống viêm thanh nhiệt. Dùng một trong các bài:
Bài 1: Đào nhân dùng 10g, hồng hoa dùng 10g, bồ công anh dùng 20g, đinh lăng dùng 20g, đương quy dùng 12g, sinh địa dùng 12g, mạch môn dùng 16g, hắc táo nhân dùng 16g, thiên môn 16g, sa sâm dùng 16g, bạch thược dùng 12g, phục thần dùng 10g, cát căn dùng 12g. Sắc uống ngày 1 tháng chia ra 3 lần.
Bài 2: Cỏ mực dùng 20g, rau má dùng 20g, tang diệp dùng 16g,hoàng liên dùng 10g, hoàng bá dùng 10g, sài hồ dùng 12g, cam thảo đất 16g, thục địa 12g, trúc diệp 10g. Sắc uống ngày 1 tháng, chia ra 3 lần.
Rau má là vị thuốc trị nhiệt miệng do tâm hỏa cang thịnh
Rau má là vị thuốc trị nhiệt miệng do tâm hỏa cang thịnh
Nhiệt miệng do tỳ vị tích nhiệt: Người bệnh có biểu hiện lợi sưng đau, lưỡi đỏ, dễ chảy máu,có những nốt loét trong khoang miệng, người bệnh đau đớn không ăn uống được kèm theo đại tiện táo kết, bụng đầy trướng, hơi thở nóng, tâm rạo rực, thích uống đồ mát… Phép trị là thanh nhiệt lương huyết, chống viêm kết hợp dưỡng tâm tỳ. Dùng một trong các bài:
Bài 1: Đinh lăng dùng 20g,cát căn dùng 20g, chi tử dùng 12g, liên kiều dùng 12g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, sâm đại hành 16g, sài hồ 12g, mạch môn 16g, thiên môn 16g, đào nhân 10g, hồng hoa 10g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: Cỏ mực dùng 20g, cát căn dùng 20g, sinh địa dùng 12g, trần bì dùng 10g, ngân hoa dùng 10g, liên kiều dùng 12g, tri mẫu 10g, hoàng bá 12g, bạch thược 12g, hồng hoa 10g, đại táo 10g, trúc diệp 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Nguồn: thuocbac.edu.vn