Những điều cần biết về châm cứu chữa mất ngủ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mất ngủ là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trong xã hội hiện đại, khoảng 15% đến 30% người trưởng thành và 10% đến 23% thanh thiếu niên trên toàn thế giới mắc chứng mất ngủ ở các mức độ khác nhau.

Những điều cần biết về châm cứu chữa mất ngủ

Những điều cần biết về châm cứu chữa mất ngủ

Chia sẽ

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mất ngủ mạn tính ở người lớn tuổi ngày càng cao và những người ngủ ít cũng đang có xu hướng gia tăng. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bệnh nhân mất ngủ kèm theo thời gian ngủ ngắn có thể gây ra nhiều bệnh mạn tính ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh thận mạn và tăng huyết áp. Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân mất ngủ cao gấp ba lần so với người không bị mất ngủ. Nó mang lại gánh nặng tâm lý và kinh tế lớn. Hiện tại, các loại thuốc điều trị chứng mất ngủ trên lâm sàng bao gồm benzodiazepine (BZ) và chất chủ vận thụ thể benzodiazepine (BZRA), thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc kháng histamine, chất trị liệu bằng thực vật và melatonin. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này lâu dài sẽ mang đến một số tác dụng phụ cho người bệnh như đau đầu, chóng mặt, khô miệng, rối loạn vị giác.

Giảng viên của Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, theo lý luận của Y học cổ truyền, nguyên nhân chính của chứng mất ngủ là do nhiệt nhiễu loạn thần minh. Nhiệt này đến từ các nguyên nhân như Âm hư hỏa vượng, Tâm Thận bất giao, đàm nhiệt nhiễu loạn Tâm Phế, Tâm Tỳ lưỡng hư, Can uất hóa hỏa. Nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới cho thấy, điều trị mất ngủ bằng các phương pháp của Y học cổ truyền như dùng thảo dược, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt đem lại kết quả tốt và an toàn. Trong đó, phương pháp châm cứu ngày nay là một phương pháp được thực hành rộng rãi trên lâm sàng với nhiều nghiên cứu lý giải về cơ chế và tác dụng. Châm cứu là kỹ thuật dùng kim châm vào da để kích thích một số vùng trên cơ thể. Việc thực hành châm cứu đã trở nên phổ biến như một phương pháp điều trị cho nhiều tình trạng sức khỏe, như dị ứng, hen suyễn, stress, trầm cảm và mất ngủ.

Có một số nghiên cứu cho thấy châm cứu là một phương pháp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả và an toàn kết hớp với một số bài thuốc bắc mang lại hiệu quả cao. Một phân tích tổng hợp được công bố trên tạp chí Sleep Medicine vào tháng 5 năm 2022 cho thấy rằng “với bằng chứng chắc chắn từ trung bình đến thấp, nhiều liệu pháp châm cứu cho thấy sự cải thiện chứng mất ngủ một cách ấn tượng”. Các nhà nghiên cứu đã phân tích 57 nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng.

Châm cứu

Theo chia sẽ bác sĩ y học cổ truyền trường cao đẳng dược sài gòn chia sẽ có thể hỗ trợ điều trị bằng cách cải thiện chất lượng giấc ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ, mất ngủ, các cơn đau, lo lắng, trầm cảm, hội chứng chân không yên.

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo y dược

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo y dược

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng châm cứu có thể điều trị chứng mất ngủ hiệu quả và nó có thể thay thế các loại thuốc dùng cho chứng mất ngủ hoặc giúp giảm nhu cầu dùng thuốc ngủ.

Kích thích một số điểm châm cứu có tác động đến các vùng não được biết là làm giảm mức độ nhạy cảm với cơn đau và căng thẳng, cũng như thúc đẩy thư giãn và vô hiệu hóa bộ não ‘phân tích’, chịu trách nhiệm về chứng mất ngủ và lo lắng.

Châm cứu cải thiện chất lượng giấc ngủ thông qua các cơ chế sau: Tăng bài tiết melatonin về đêm, giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm (liên quan đến căng thẳng), điều chỉnh các phản ứng hóa học bên trong não để giúp tăng thư giãn, giảm đau.

Những huyệt thường được sử dụng trong điều trị mất ngủ trên lâm sàng như Thần môn (HT7), Tam âm giao (SP6), An miên, Phong trì (GB20), Bách hội (GV20), Nội quan (PC6) Thái xung (LV3), Thái khê (KD3), Ấn đường.

Mất ngủ

Dẫn đến thức dậy sớm, thời gian ngủ ngắn, hay mơ, chất lượng giấc ngủ kém và làm việc nhiều giờ sau khi thức dậy, gây ra hàng loạt cảm xúc tiêu cực như mệt mỏi, suy giảm nhận thức, suy giảm giao tiếp xã hội, căng thẳng và lo âu. Do đó, cần được quan tâm và điều trị cải thiện chất lượng cuộc sống.