Thầy thuốc chia sẻ vị thuốc quý trong y học cổ truyền cây Tầm bóp

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây tầm bóp là một loại cây mọc dại được thu hái quanh năm. Cây không chỉ được sử dụng trong chế biến món ăn mà còn là một loại thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Hình ảnh cây Tầm bóp

Tìm hiểu về cây Tầm bóp

  • Tên gọi khác: Cây lồng đèn, lu lu cái, thù lù cạnh, bôm bốp.
  • Tên khoa học: Physalis angulata.
  • Họ: Cây thuộc họ Cà có pháp danh khoa học là Solanaceae.

Tầm bóp là một loại cây thân thảo thường có chiều cao từ 50 -90cm, thân có góc phân thành nhiều cành nhỏ. Lá cây mọc so le, có hình bầu dục dài từ 30 – 50mm, rộng chừng 20 – 40mm, mỗi lá có cuống dài từ 15 – 30mm.

Cây tầm bóp thường mọc hoang trên khắp nước ta ở những khu vực như bờ ruộng, bãi cỏ, khu vực đất trống.. Ngoài ra, cây còn được tìm thấy ở ven rừng ở độ cao dưới 1.500m so với mặt nước biển.

Bộ phận sử dụng: toàn bộ cây gồm lá, thân, quả. Cây có thể được thu hái quan năm bằng cách cắt toàn bộ thân cây về làm thuốc. Sau khi được thu hái về đem đi rửa thật sạch rồi đem đi phơi hoặc sấy khô. Ngoài ra, cây còn có thể dùng tươi trực tiếp.

Dược liệu tầm bóp sau khi phơi khô nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị ẩm mốc.

Trong cây tầm bóp bao gồm các dưỡng chất như: năng lượng, calo, protein, cacbohydrat, đường, chất béo, chất xơ, nước và một số khoáng chất như vitamin C, lưu huỳnh, kẽm, natri, magie, canxi, photpho, clo.

Ngoài ra, nó còn chứa các hoạt chất khác như anthocyanin, physalin A-D, F, L-O, physagulin A-G và các alcaloid.

Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, không độc. Quả tầm bóp có vị chua, tính bình. Quy kinh vào kinh bàng quang và kinh tâm.

Những bài thuốc sử dụng cây tầm bóp

Cây tầm bóp là một vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Dược liệu này có tính vị mát, giúp giải độc và thanh nhiệt cơ thể rất tốt, từ đó hỗ trợ quá trình điều trị nhiều loại bệnh vô cùng hiệu quả. Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền chia sẻ, nhờ vào công dụng vị thuốc này có thể chữa trị được các bệnh sau:

Chữa viêm họng, ho khan hoặc có đờm, giọng nói bị khàn, đi tiểu ít

  • Chuẩn bị: 50g cây tầm bóp tươi. Nếu dùng khô thì lấy 15g.
  • Cách sử dụng: Cây tầm bóp rửa sạch, sắc với 500ml chia uống nhiều lần trong ngày. Cần uống thuốc liên tiếp trong ít nhất 3 đến 5 ngày để thành được kết quả.

Điều trị các bệnh da liễu như tay chân miệng, nổi ban đỏ ngoài da, bệnh thủy đậu

  • Chuẩn bị: 50 – 100g tầm bóp tươi. (tương đương 15 – 30g cây khô)
  • Cách sử dụng: Sắc thuốc lấy nước đặc uống cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Chữa mụn nhọt ở vú, mụn đinh độc

  • Chuẩn bị: 40 – 80gr cây tầm bóp tươi.
  • Cách sử dụng: Tầm bóp sau khi thu hái về cần đem rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng. Sau đó vớt ra cho ráo nước, giã nát, chắt lấy nước và bã để riêng. Phần bã thì dùng để uống, còn bã có thể đắp trực tiếp lên khu vực da bị bệnh hoặc nấu nước để rửa tổn thương. Thực hiện mỗi ngày 1 lần.

Điều trị bệnh tiểu đường

  • Chuẩn bị: 20 – 3og rễ tầm bóp tươi, 1 quả tim lợn, chu sa.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, cắt nhỏ rồi nấu chung với nhau trong khoảng 20 phút. Gạn lấy nước uống mỗi ngày một lần. Mỗi liệu trình dùng thuốc cần uống liên tục trong 5 – 7 ngày.

Hỗ trợ điều trị các loại ung thư phổi, ruột, gan, cổ tử cung, vòm họng, mũi

  • Chuẩn bị: 30g cây tầm bóp khô, 40g cây bách giải.
  • Cách thực hiện: Cho 2 nguyên liệu trên vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước. Khi nước sôi vặn nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 700ml thì ngưng. Chia ra uống 2 hoặc 3 lần trong ngày.

Cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật

  • Chuẩn bị: Lá và đọt non cây tầm bóp tươi.
  • Cách dùng: Nấu canh hoặc luộc ăn thay rau trong bữa chính. Mỗi tuần ăn 2 -3 lần để nâng cao thể trạng, góp phần ngăn ngừa ung thư, tiểu đường và các bệnh lý khác.

Lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp

Tuy là một loại cây từ tự nhiên, lành tính, nhưng nếu sử dụng vị thuốc bắc tầm bóp quá nhiều trong thời gian dài cũng không tốt cho sức khỏe. Cụ thể với các trường hợp như sau:

  • Nếu bạn đang chữa bệnh bằng cây lồng đèn, nếu thấy khó thở, tức ngực, buồn nôn thì hãy ngừng uống ngay lập tức.
  • Với phụ nữ đang mang thai, trẻ em thì phải có sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không nên dùng tầm bóp nếu như bạn đang sử dụng thuốc tây, thực phẩm chức năng… bởi chúng có thể tương tác mà gây ra tác dụng phụ không tốt.