Dùng Rau mồng tơi để trị bệnh, liệu bạn đã biết?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Rau mồng tơi có lẽ không mấy xa lạ trong những bữa ăn hàng ngày của chúng ta, tuy nhiên ít ai biết bằng Rau mồng tơi còn được xem là một loại Dược học cổ truyền với nhiều công dụng trị bệnh vô cùng hữu ích.

Dùng Rau mồng tơi để trị bệnh, liệu bạn đã biết?

Dùng Rau mồng tơi để trị bệnh, liệu bạn đã biết?

Sơ lược thông tin cần biết về Mồng tơi

Mồng tơi hay còn được gọi với tên gọi khác là Mùng tơi, có tên khoa học là Basella spp. L. Đây là một cây trồng hàng năm dạng dây leo. Có 2 loại phổ biến là dạng thân lá màu đỏ (Basella rubra L.) và lá màu xanh thân cây màu trắng (Basella alba L.). Rau Mồng tơi được coi là một loài cây bản địa của Đông Ấn nên được một số nơi gọi là rau chân vịt Ấn Độ (Indian Spinach). Mồng tơi đã lan rộng trên các vùng nhiệt đới và nó là thích nghi với nhiều loại đất và khí hậu. Rau Mồng  tơi đặc biệt rất đa dạng ở Ấn Độ, Malaysia, Philippin, Việt Nam và cũng được tìm thấy trên khắp châu Phi nhiệt đới, vùng Caribê và vùng nhiệt đới Nam Mỹ.

Các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, trong lá tươi của Mồng tơi chứa nhiều vitamin (chủ yếu là vitamin A và B); cây Mồng tơi chứa protein, vitamin, calcium, sắt, chất nhầy.

Mồng tơi có thể phát triển tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng như dưới bóng cây vì thế có thể trồng xen với nhiều loại cây trồng khác, đặc biệt cây ăn quả.

Rau mồng tơi được trồng phổ biến ở nước ta

Rau mồng tơi được trồng phổ biến ở nước ta

Mồng tơi có thể trồng bằng cách gieo hạt hoặc nhân từ hom/đoạn thân. Rau Mồng tơi là loại rau ít kén đất nhưng để cho năng suất cao đòi hỏi cung cấp phân bón đặc biệt phân đạm. Rau Mồng tơi là một trong những loại rau ít bị các loại sâu hại nên người dân trồng hầu như không phải phun thuốc trừ sâu. Tuy vậy có một số loại bệnh, đặc biệt bệnh gỉ sắt làm cho lá kém phát triển và làm giảm giá trị thương phẩm do vậy những vùng sản xuất chuyên canh vẫn sử dụng thuốc trừ nấm bệnh.

Mồng tơi và một số bài thuốc trị bệnh hữu ích

Trị chảy máu cam: Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu.

Trị táo bón, nóng ruột: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lấy lá mồng tơi, lá vông non mỗi thứ 30 g, rễ đinh lăng 20 g, củ mài 12g (thái mỏng sao vàng), vừng đen 30 g (rang nổ), sắc với 600 ml nước còn 300ml. Người lớn chia 2 lần, trẻ em tùy tuổi dùng ít hơn.

Trị thiếu sữa ở sản phụ: Thường ăn rau mồng tơi, sữa sẽ nhiều.

Trị đinh nhọt: Lá rau mồng tơi tươi, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, ngày thay thuốc 2 đến 3 lần.

Rau mồng tơi là một món ăn yêu thích của nhiều người

Trị da không tươi sáng: Rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn 1 lần hoặc lấy lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.

Trị chúng nóng trong người: Nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ cùng cua đồng giã nát (lọc bỏ bã) ăn rất tốt.

Trị tiểu tiện không thông, tiểu dắt, tiểu nhỏ giọt (do nhiệt): 100 g mồng tơi, sắc nước uống trong ngày thay trà.

Trị chứng đi tiểu nóng buốt: Khi tiểu tiện thấy nóng buốt và khó lấy một nắm lá mồng tơi cho vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống ngày vài lần.

Trị sưng trĩ (thể nhẹ): Một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời ăn thường xuyên canh mồng tơi với cá diếc.

Bài viết này do các giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Pasteur chia sẻ với mục đích giúp bạn đọc tham khảo thêm kiến thức Y dược. Mong rằng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích từ cây rau quen thuộc Mồng tơi này!

 

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường