Bài thuốc hỗ trợ và hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh trĩ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trĩ là bệnh không phải “nan y” nhưng gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh và bệnh rất dể trái phát. YHCT giới thiệu bài thuốc hỗ trợ và hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh trĩ

Bài thuốc hỗ trợ và hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh trĩ

Bài thuốc hỗ trợ và hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh trĩ

Bài thuốc hỗ trợ và hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh trĩ

Trĩ là bệnh không phải “nan y” nhưng gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Do trĩ có nguyên nhân sâu xa từ khí kém… nên việc bồi bổ khí bằng các vị thuốc đông y, kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt thì sẽ giảm thiểu được nỗi lo bệnh tái phát, làm phiền.

Chị Nguyễn Hoàng Hà (32 tuổi – Hà Nội) là một phụ nữ rất xinh xắn. Công việc nhiều áp lực cũng khiến chị đôi lúc stress, nhưng điều đó không làm ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của chị. Thế nhưng có điều khiến chị âm thầm đau khổ bao lâu nay, đó là chị mắc trĩ độ 3, búi trĩ đã lòi ra ngoài. Mỗi khi cần đi vệ sinh, chị rất ngại việc cứ ngồi hàng giờ ôm toilet… khiến đồng nghiệp thắc mắc không hiểu đang giờ làm chị “chuồn” đi đâu. Gần đây, do hay bị ra máu khi đi đại tiện, người chị trở nên xanh xao, mệt mỏi, không tập trung được cho công việc và gia đình.

TS Mai Tất Tố, Trường Đại học Dược Hà Nội cho biết, bệnh trĩ được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch. Bệnh có thể xảy ra với cả nam và nữ, ở các lứa tuổi khác nhau, Nhưng đặc biệt là từ 30 – 60 tuổi. Nếu không điều trị, bệnh nặng lên gây ngứa ngáy khó chịu, đau đớn – nhất là khi búi trĩ thò ra ngoài, cọ sát khi vận động. Khi bệnh trĩ nặng, thành các tĩnh mạch dãn mỏng có thể gây thủng/rách tĩnh mạch, gây chảy máu nhiều.

“Tất cả các nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ đều tác động đến tỳ vị làm tỳ vị hư yếu mới làm bệnh trĩ bùng phát. Vì vậy, để chữa trị và dự phòng sự tái phát bệnh trĩ, ngoài việc điều trị triệu chứng (làm teo các búi trĩ, chống chảy máu, chống táo bón) phải tập trung vào điều trị gốc bệnh, đặc biệt là phải lấy việc bổ dưỡng tỳ vị làm chính. Các bài thuốc YHCT điều trị trĩ thường nhằm vào điều trị căn nguyên, bồi bổ tỳ vị tăng cường thể lực, kết hợp với điều trị triệu chứng”,

Bài thuốc Y học cổ truyền hiệu nghiệm

Bài thuốc Y học cổ truyền hiệu nghiệm

Bài thuốc Y học cổ truyền hiệu nghiệm

BS cao cấp Hoàng Đình Lân, Nguyên Trưởng khoa Ngoại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, cho biết: Nói tới điều trị bệnh trĩ bằng thuốc YHCT thì phải nhắc tới bài thuốc Bổ trung ích khí. Bài thuốc này giúp bổ khí huyết, thăng đề dương khí nó chữa được nguyên nhân khí hư hạ hãm ở đại trường và bồi bổ cho cơ thể để khi sức đề kháng của cơ thể được cải thiện, ăn ngủ tốt lên, khí huyết lưu thông thì bệnh trĩ sẽ tiêu đi. Đặc biệt, bài thuốc này có thể dùng dự phòng để tránh mắc bệnh trĩ, phù hợp với bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ; hoặc dùng cho bệnh nhân sau đợt điều trị trĩ dài ngày

Tài liệu YHCT ghi rõ: Bài thuốc hay bổ trung ích khí gia giảm kết hợp các vị thuốc vừa điều trị triệu chứng, vừa điều trị nguyên nhân, gia giảm thêm các vị thuốc điều trị nguyên nhân bệnh trĩ.

+ Hoàng kỳ: có tác dụng bổ trung ích khí, thăng dương khí – là chủ dược của bài thuốc.

+ Các vị thuốc Hoàng kỳ, Đẳng sâm, Đương quy, Cam thảo, Bạch truật, Ý dĩ giúp bồi bổ tỳ vị, kích thích ăn uống, chữa vào gốc của bệnh, do đó điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát

+ Hoàng kỳ, Thăng ma, Sài hồ có tác dụng thăng dương khí, tăng trương lực mạch máu, do đó làm co búi trĩ, co mạch máu, điều trị tình trạng mạch máu căng giãn quá mức.

+ Liên tử dùng để cầm máu.

+ Đương quy bổ huyết trong trường hợp chảy máu nhiều do trĩ

+ Ngoài ra, các vị thuốc trong bài Bổ trung ích khí gia giảm còn có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón, ngăn ngừa yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ.

Theo TS Mai Tất Tố, để điều trị hiệu quả bệnh trĩ, cần sử dụng bài thuốc y học cổ truyền từ khi ở giai đoạn trĩ độ 1,2, tránh để trĩ tái phát thành giai đoạn nặng hơn, lúc đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều.

Để phòng trĩ và phòng tái phát trĩ, cần lựa chọn chế độ ăn nhiều rau xanh, chất xơ để tránh táo bón. Các loại rau xanh quen thuộc rau lang, rau mùng tơi, rau diếp cá, đu đủ, chuối… để tăng tính nhuận tràng, giảm các chất kích thích, bia rượu, ớt, vận động đều đặn, tránh ngồi nhiều và cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Nguồn: thuocbac.edu.vn