Báo động tình trạng bệnh trầm cảm ngày càng phổ biến ở nước ta

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Được coi là “sát thủ giấu mặt, giết người” bệnh trầm cảm đã đang trong trạng thái báo động ở nước ta đặc biệt ở những người trẻ tuổi, vậy biểu hiện và nguyên nhân của bệnh trầm cảm là gì?

Biểu hiện bệnh trầm cảm không phải ai cũng có thể nhận ra

Biểu hiện bệnh trầm cảm không phải ai cũng có thể nhận ra

So với các nước khác, Việt Nam có tỉ lệ người chết vì tự tử do mắc bệnh trầm cảm cao gấp 25 lần với các nước khác. Qua đó, cho thấy bệnh trầm cảm là bệnh rối loạn phổ biến bất kỳ ai cũng có thể mắc phải.

1. Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?

Ai cũng nghĩ rằng, bệnh trầm cảm là căn bệnh tâm lý chẳng mấy nghiêm trọng, nhưng sự thật không phải như vậy. Nếu mắc căn bệnh trầm cảm này mà không được chữa trị kịp thời đúng cách sẽ trực tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn. Ngoài ra, bệnh trầm cảm còn gây một số nguy hại cho cơ thể chúng ta như:

Trầm cảm liên tục sẽ làm suy giảm miễn dịch

Cơ thể chúng ta luôn có một hệ miễn dịch cực tốt nhưng nếu liên tục bị trầm cảm sẽ khiến hormon gây stress được sản sinh và tồn tại lâu dài trong cơ thể, có thể làm suy yếu sức mạnh của hệ thống miễn dịch nên dễ mắc cảm lạnh và cúm hơn.

Bệnh tim mạch

Theo kiến thức Đông Y, những người mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch bởi khi bạn chán nản, cơ tim của bạn dễ bị viêm do thiếu ôxy, có thể dẫn đến cơn đau tim. Vậy nên, những bệnh nhân có vấn đề về tim nên cẩn thận để tránh bệnh trầm cảm dù là trầm cảm ở mức nhẹ nhất, mắc bệnh trầm cảm ở mức nghiêm trọng có thể dẫn đến việc nhồi máu cơ tim.

Mất ngủ đêm

Mất ngủ, khó ngủ cũng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự tỉnh táo của bạn, thậm chí còn làm tình trạng căng thẳng thêm. Vì khi bạn chán nản, có thể bạn sẽ cảm thấy khó ngủ do tâm trí bạn không bình tĩnh, liên tục suy nghĩ. Giấc ngủ của bạn cũng dễ bị gián đoạn, dễ tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm

Trầm cảm là bệnh chuyên khoa tâm thần, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể dẫn đến chứng bệnh này, tuy nhiên các chuyên gia Y tế cho rằng, bệnh có thể do nhiều nguyên nhân tác động như sự tác động. Bệnh trầm cảm có thể gây ra do những nguyên nhân riêng lẻ khác nhau hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân phổ biến bao gồm: yếu tố gen cũng ảnh hưởng đến bạn, nếu bạn có người thân trong gia đình từng bị trầm cảm thì bạn có thể có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm hơn người bình thường. Stress cũng là nguyên nhân chính dẫn đến mắc bệnh trầm cảm cao do người thân yêu qua đời, những khó khăn trong mối quan hệ tình cảm hay bất cứ tình huống gây stress nào.

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm là gì?

3. Bệnh trầm cảm thường gặp ở những đối tượng nào?

Theo thống kê, đàn bà dễ bị bệnh trầm cảm gấp hai lần đàn ông nhưng đàn ông lại dễ bị ảnh hưởng ngụy hại nhất của bệnh này: đó là tự tử. Hơn 90 % những người tự tử đã từng bị trầm cảm hay những bệnh tâm thần khác hoặc bị những chứng nghiện. Bệnh trầm cảm gây ra ảnh hưởng trên mọi phương diện của đời sống, đối phó với sự căng thẳng lâu ngày sẽ gây ra bệnh tim, những cơ quan khác và làm giảm tuổi thọ.

Ở mức độ trầm cảm nặng, bệnh trầm cảm có thể đẩy nam giới đến hành động tự tử, vì thông thường nam giới có xu hương đánh giá bản thân quá cao trong giai đoạn ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Trong suy nghĩ của họ đều xác định đã là một người đàn ông thực sự là phải biết chế ngự cảm xúc, phải biết giấu nỗi buồn, cảm giác bất an hay thất vọng. Vì thế đa phần nam giới thường có xu hướng từ chối hay giấu kín các vấn đề họ gặp phải cho tới khi sự nài nỉ của người thân làm họ mủi lòng hay có một sự kiện đặc biệt nào đó xảy ra khiến họ buộc phải tìm tới bác sĩ.

Ngoài giới trẻ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm thì ở phụ nữ sau khi sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh. Chuyên trang Tin tức ngành Y dược cho biết, sau khi sinh, cơ thể người mẹ phải tiếp nhận một sự thay đổi “chóng mặt” nồng độ hormon trong máu, việc này đã làmgiảm đi của nồng độ estrogen và progesterone. Đồng thời, nồng độ hormon tuyến giáp thyroid cũng giảm dẫn đến mệt mỏi, tự kỉ và trầm cảm. Những đau đớn phải trải qua trong quá trình sinh con, thậm chí nếu phải mổ đẻ thì cơn đau có thể kéo dài hàng tuần sau sinh. Đồng thời, những vấn đề về tâm lý như khi con ra đời, cơ thể mất đi một trọng lượng đáng kể, các bà mẹ thường cảm thấy người mình trở nên xấu xí và không còn sự hấp dẫn. Họ thường phải thay đổi về cách sống, chăm sóc con, đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ.

Ngoài ra, nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm còn là những người có tiền sử bị trầm cảm thì bệnh thường dễ tái phát sau sinh, những người phụ nữ có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, áp lực gia đình, tài chính cũng dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

4. Những biểu hiện cho thấy bạn mắc bệnh trầm cảm

Dưới đây là những biểu hiện nhận biết bệnh trầm cảm mà các Chuyên gia tâm lý đã cung cấp cho chúng ta:

  • Luôn cảm thấy tâm trạng buồn bã, chán nản gần như cả ngày, lúc nào cũng trong tình trạng ủ rũ, hay khóc, mọi thường xung quanh có thể nhận biết được điều này.
  • Không còn hứng thú với các hoạt động thường ngày
  • Giảm hoặc tăng cân một cách đáng kể mà khong rõ nguyên nhân.
  • Mất ngủ hoặc bệnh nhân ngủ quá mức.
  • Mệt mỏi hoặc mất năng lượng.
  • Bệnh nhân luôn có cảm giác vô dụng, tội lỗi quá mức hoặc ảo tưởng mỗi ngày.
  • Bệnh nhân giảm đi khả năng suy nghĩ, tập trung, thiếu quyết đoán.
  • Suy nghĩ thường xuyên về cái chết bệnh nhân có ý định tự tử lặp đi lặp lại nhiều lần.

5. Triệu chứng của bệnh trầm cảm là gì?

Một số người bị trầm cảm thường cho rằng mình bị mắc các bệnh khác do họ chỉ đi khám bác sĩ nội, bác sĩ ngoại mà không hề biết mình bị mắc bệnh trầm cảm là do cảm xúc. Triệu chứng của người mắc bệnh trầm cảm là:

  • Luôn nói dối rằng không ai quan tâm đến mình: Một trong những lời nói dối mà những người mắc bệnh trầm cảm hay nói nhất đó là họ luôn bị những người xung quanh bỏ rơi, kể cả người thân.
  • Hứng thú giảm sút, thậm chí biến mất, kể cả người không có bất cứ sở thích ngoài lề nào, nếu công việc thường ngày áp lực, cuộc sống hưởng thụ hay giải trí đều không có hứng thú, không cảm nhận được niềm vui, tức là có thể khẳng định hứng thú giảm sút hoặc mất đi hoàn toàn.
  • Quan tâm đến cái chết nhiều hơn: Cảm giác này thực sự đau khổ, đặc biệt họ khó biểu hiện ra và không ít người không muốn đi khám bác sỹ vì họ xác định bác sỹ không thể giúp gì được.
  • Họ luôn cảm thấy họ không giống với những người khác, tựa hồ như đã rời bỏ khỏi trần gian rơi vào một vực sâu thâm cốc và tất cả đã không thể cứu vãn, không ai giúp đỡ được.
  • Đối với trẻ em, thường xuyên hỏi về những thành viên trong gia đình và cách mà những người này đã ra đi. Những câu chuyện về cái chết dường như luôn thu hút được sự chú ý của trẻ.
  • Cảm giác vô vọng: Người thường cảm thấy mọi thứ rất tồi tệ, tiền đồ tối tăm ảm đạm, tất cả đều không chút hi vọng hay cảm giác vô vọng luôn ùa đến.

Khi phát hiện người bị trầm cảm phải trấn an, tìm hiểu, tìm cách quan tâm và giúp đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm sẽ tránh được cơn trầm uất, thất thần quẫn trí.

Khi thấy triệu chứng bất thường bệnh nhân nên đến cơ sở Y tế chuyên khoa để được khám và điều trị

Khi thấy triệu chứng bất thường bệnh nhân nên đến cơ sở Y tế chuyên khoa để được khám và điều trị

6. Cách chữa và điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả nhất

Mỗi người bệnh đều có những nguyên nhân, hoàn cảnh mắc bệnh khác nhau vì vậy mà chúng ta có những cách điều trị bệnh không giống nhau. Theo các chuyên gia Y tế, những thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng lớn đối với người mắc bệnh trầm cảm, người bệnh cần thay đổi thói quen như :

  • Giữ tinh thần luôn thoải mái: hãy làm những gì bạn thích để luôn cảm thấy được thoải mái, nghe nhạc, xem phim, đọc sách, shopping…bất cứ điều gì bạn muốn.
  • Tập hòa đồng với mọi người, đơn giản hóa cuộc sống làm mọi thứ đều trở nên không quá khó khăn. Bạn cần tập thể dục thường xuyên và ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng khiến cho bệnh của bạn nhanh chóng khỏi.
  • Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, vì vậy mỗi ngày khi thức dậy bạn hãy luôn nở một nụ cười với chính bản thân mình và với những người khác. Nụ cười sẽ làm cho bản thoải mái và vui vẻ hơn, hãy cười mỗi ngày để làm cho cuộc sống của bạn trở nên ý nghĩa và làm tiêu tan những lo lắng.
  • Thay vì chúng ta ngồi suy nghĩ lung tung hãy tìm cho mình một công việc yêu thích, tìm kiếm cho mình một cuộc sống thật bận rộn. Khi cuộc sông của bạn trở nên bận rộn sẽ giúp cho bạn không có thời gian để suy nghĩ những thứ không vui, bận rộn để thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.
  • Bạn cũng có thể thư giãn bằng cách đi du lịch, nghỉ mát đâu đó với những người mà mình yêu quý, cũng sẽ giúp cho tinh thần của bạn sảng khoái hơn. Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống này thật tuyệt vời chứ không vô nghĩa như mình đã từng nghĩ.

Ngoài cách thay đổi thói quen sinh hoạt bạn cũng có thể dùng một số thuốc Đông y hoặc thuốc chống trầm cảm mà các bác sĩ đã kê toa cho như: escitalopram, paroxetine, sertraline, fluoxetine và citalopram. Đây là các chất ức chế serotonin có chọn lọc (SSRI), các loại thuốc khác là venlafaxine, duloxeton và bupropion. Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể dùng một số thuốc giúp làm tăng giấc ngủ và cảm giác thèm ăn có thể được kê toa cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng liên quan, nhưng thường phải mất khoảng 2-3 tuần trước khi các thuốc này có tác dụng.

Lưu ý: Khi dùng thuốc bạn cũng nên chú ý đến tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm vì thuốc có thể khiến người dùng (đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên và những bệnh nhân đang bị kích động) có ý nghĩ tự tử hoặc cố tự tự trước khi thuốc thực sự có tác dụng.

Bệnh trầm cảm không phải là bệnh có thể rõ ràng nói ra, đôi khi chính chúng ta không thể nhận thức hoặc có thể nghi ngờ nhưng cũng không thừa nhận. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu những dấu hiệu và chia sẻ với gia đình nếu như mình có những dấu hiệu này để có sớm có biện pháp phòng tránh tốt nhất.

Nguồn: thuocbac.edu.vn