Sử dụng cam thảo hàng ngày có tốt cho sức khỏe không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nước uống có cam thảo trở thành thức uống quen thuộc trong nhiều gia đình, nhưng dùng cam thảo hàng ngày như vậy có tốt và những có phải ai cũng dùng được vị thuốc này?

Cam thảo có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe

Cam thảo có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe

Cam thảo thơm và ngọt, là một vị thuốc rất thông dụng trong Ðông và Tây y. Cam thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc.

Một vài nét về cây cam thảo

Theo Kiến thức Đông Y, cây cam thảo là một cây thuốc quý. Cam thảo là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rất nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.
Cây cam thảo có tên khoa học là Glycyrhiza glabra là cây họ đậu có nguồn gốc từ phía Nam của Châu Âu và một vài quốc gia ở Châu Á. Cây này được trồng chủ yếu để lấy rễ và rễ cây dùng để tạo ra chiết xuất cam thảo. Chiết xuất này sau đó được sử dụng để làm hương liệu cho kẹo, và một vài loại thực phẩm, đồ uống khác.

Những lợi ích cho sức khoẻ của cam thảo

Cam thảo có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người, theo các giảng viên Cao đẳng Y khoa – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì cam thảo có những lợi ích sau:

  • Làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và các bệnh về đường hô hấp

Cam thảo là một phương thuốc thảo dược đối với một số bệnh thông thường như: cảm lạnh,viêm họng và viêm phế quản. Cam thảo là một loại thuốc long đờm, nó giúp long đờm và làm loãng dịch nhầy trong đường hô hấp và do đó dễ dàng tống xuất chúng ra ngoài. Nó cũng có những hiệu quả tương tự trong điều trị các bệnh dị ứng, hen phế quản và viêm mũi dị ứng. Chiết xuất cam thảo cũng có thể được sử dụng để hạ sốt và làm giảm đau đầu.

  • Làm lành các vết loét dạ dày

Cam thảo có thể giúp đẩy nhanh quá trình làm lành các vết loét dạ dày. Nó được sử dụng như một thảo dược cho các vết loét dạ dày, tá tràng lâu năm. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này có nhiều kết quả khác nhau. Một số nghiên cứu cho rằng, cam thảo kết hợp với chất kháng acid giúp chữa lành các vết loét dạ dày mặc dù khó có thể đánh giá một cách cụ thể là khi sử dụng riêng biệt, cam thảo đóng góp nhiều tác dụng.

Trang Tin Y Dược cho biết, cam thảo có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách thúc đẩy quá trình hoạt động của các tế bào tăng tiết dịch nhầy dạ dày. Nó có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit dạ dày và từ đó đẩy nhanh quá trình làm lành các vết loét. Các chất flavonoid được tìm thấy trong chiết xuất cam thảo có thể giúp ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn Hellicobacter pylori – một loại vi khuẩn gây loét dạ dày ở đa số các bệnh nhân.

Cam thảo là thức uống rất quen thuộc với nhiều người

Cam thảo là thức uống rất quen thuộc với nhiều người

  • Bảo vệ tim

Cam thảo có khả năng giúp kiểm soát nồng độ cholesterol bằng việc tăng lưu lượng mật trong cơ thể. Acid mật được coi là nhân tố để loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, cam thảo có thể ngăn chặn quá trình oxy hoá của cholesterol gây hại LDL- một nhân tố chính gây ra các bệnh tim mạch.

  • Làm mềm và dịu da

Cam thảo có tác dụng làm mềm và dịu da vì thế nó được sử dụng để điều trị một số bệnh về da. Loại thảo dược này cũng được biết đến là có đặc tính kháng viêm nên nó được dùng trong các trường hợp viêm da.

Có nên sử dụng cam thảo liên tục không?

Vì có tác dụng giải độc nên rất nhiều người đã sử dụng cam thảo hàng ngày mà không biết rằng, trong cam thảo có chứa 6-14%, cá biệt có loại chứa đến 23% glycyrizin, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu. Các nghiên cứu cho thấy, liều lượng glycyrizin gây chết ở chuột là 5g/kg thể trọng.

Ở người, uống quá nhiều nước cam thảo đặc (>100g nước chiết) gây tăng huyết áp, giảm kali trong máu. 1 – 2% người bệnh bị tăng huyết áp động mạch có sử dụng nhiều sản phẩm chứa cam thảo như nước, kẹo. Nếu dùng nhiều hơn 5g glycyrizin một lúc gây chứng rối loạn cơ và rối loạn nhịp tim. Người bị bệnh gan khi sử dụng cam thảo thì các triệu chứng trên rõ nét hơn.

Có nên uống cam thảo liên tục không?

Có nên uống cam thảo liên tục không?

Một số lưu ý khi sử dụng cam thảo

Các chuyên gia Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có đưa ra một số lưu ý khi sử dụng cam thảo như sau:

  • Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.
  • Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nhân trần, cam thảo bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.
  • Ngoài ra, các trường hợp viêm thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít…; các trường hợp viêm gan, xơ gan… đã có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng cam thảo. Người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định càng không nên dùng.
  • Những trường hợp táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày hoặc người cao tuổi… nếu dùng cam thảo sẽ là nguy cơ làm tăng khả năng táo bón. Các trường hợp viêm phế quản mạn tính, ho nhiều kèm theo khó thở cũng không nên dùng cam thảo.
  • Với những người bình thường, mỗi ngày không nên dùng nhiều hơn hai gói trà thanh nhiệt có cam thảo. Không nên sử dụng nước có chứa cam thảo như nhân trần, bát bảo… thay nước lọc

Nguồn: thuocbac.edu.vn