Thầy thuốc đông y chia chia sẻ bí kíp dưỡng sinh bốn mùa

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mỗi mùa có một cách dưỡng sinh phù hợp với thời tiết, khí hậu. Dưỡng sinh theo mùa đem lại cho con người không chỉ sức khỏe thể chất và tinh thần, mà còn kéo dài tuổi xuân, nâng cao tuổi thọ.

Bí kíp sống khỏe mùa Xuân

Chú Trọng Dưỡng Gan: Cổ nhân thường gọi Gan là “cương tạng”, thuộc hệ Mộc trong ngũ hành, đặc biệt tương thích với khí xuân. Khi mùa xuân đến, gan khí trong cơ thể trở nên thịnh. Khoảng thời gian này là cơ hội tuyệt vời để dưỡng gan, thải độc, bổ khí huyết. Trung y có câu quan niệm “tức giận hại gan”. Vì vậy mấu chốt quan trọng nhất trong việc dưỡng gan chính là duy trì những tâm trạng tích cực, hạn chế tức giận hoặc lo âu, u buồn.

Dưỡng sinh Kinh Túc Quyết Âm Can: Đường đi: Bắt đầu từ chòm lông góc ngoài móng ngón chân cái, dọc mu chân lên trước mắt cá trong 1 tấc, lên cẳng chân giao với kinh Thái âm tỳ rồi bắt chéo ra sau kinh Thái âm tỳ ở trên mắt cá trong 8 tấc, lên bờ trong kheo chân, dọc mặt trong đùi vào lông mu, vòng quanh bộ phận sinh dục ngoài, lên bụng dưới, đi song song với đường kinh Vị (thuộc về Can), liên lạc với Đởm, xuyên qua cơ hoành, lên phân bố ở cạnh sườn đi dọc sau khí quản, thanh quản lên vòm họng, lên nối với tổ chức mạch quanh mắt ra trán, rồi hội với mạch Đốc ở giữa đỉnh đầu (Bách hội)

Bí kíp sống khỏe mùa Hè

Chú Trọng Dưỡng Tim: Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Nam Định, nhiệt độ mùa hè tăng cao sẽ gây tổn hại lớn tới tim, gián tiếp ảnh hưởng đến huyết áp. Đối với những người thường xuyên đi ra đi vào phòng có điều hòa, chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài phòng quá lớn dễ gây tổn hại cho sức khỏe tim mạch. Trong ngũ hành “Tâm” thuộc hỏa và mùa hè cũng thuộc hỏa, bởi vậy khi hỏa khí nóng bức của mùa hè thông lên trái tim, khí hỏa quá vượng dễ làm tinh thần phiền muộn, gây các triệu chứng như khát nước, tức ngực, tim đập nhanh, mất ngủ. Đây là lý do tại sao cần phải chú trọng dưỡng tâm vào mùa hè.

Dưỡng sinh Kinh Thủ Thiếu Âm Tâm: Đường đi: Bắt đầu từ tim, đi vào hệ thống tổ chức mạch quanh tim (tâm hệ) qua cơ hoành, liên lạc với Tiểu trường. Từ tổ chức mạch quanh tim, lên phổi, ngang ra đáy hố nách, dọc bờ trong mặt trước chi trên, đi phía trong hai kinh Thái âm và Quyết âm ở tay, dọc bờ trước ngoài ngón tay út, ra ở đầu ngón (phía ngón cái) tay út và nối với kinh Thái dương Tiểu trường ở tay.

Bí kíp sống khỏe mùa Thu

Chú Trọng Dưỡng Phế: Bác sĩ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết mùa thu là mùa thích hợp để dưỡng Phế, đặc biệt là đối với người già. Bởi vì sau khi vào mùa thu khí hậu dần dần khô ráo, tạng Phế trở nên yếu đuối, nước ở da của chúng ta bố chơi nhanh hơn, sẽ có hiện tượng da dẻ khô ráp, mũi khô, họng đau. Ngoài ra cần bổ sung thực phẩm nhuận phế như ăn đậu xanh, cần tây, mướp đắng, cải thảo, củ cải để tả hỏa. Mà người âm hư bình thường hay gầy, dưỡng phế có thể ăn thêm chút ngân nhĩ, bách hợp, lê, củ sen, củ cải, mã thầy, sơn dược, sữa đậu nành, mật ong vốn là các thực phẩm có tác dụng nhuận phế.

Dưỡng sinh Kinh Thủ Thái Âm Phế: Đường đi: Bắt đầu từ trung tiêu (Vị) xuống liên lạc với Đại trường sau đó quay lên dạ dày (môn vị, tâm vị) xuyên qua cơ hoành lên (thuộc về) Phế. Từ phế tiếp tục lên thanh quản, họng, rẽ ngang xuống dưới hố nách rồi đi ở mặt trước ngoài cánh tay (đi ngoài hai kinh Thiếu âm tâm và Quyết âm tâm bào) xuống khuỷu, tiếp tục đi ở mặt trước cẳng tay, đến bờ trong trước đầu dưới xương quay (chỗ mạch thốn) xuống bờ ngón tay cái (Ngư tế) tận cùng ở góc móng ngón tay cái (phía xương quay)

Bí kíp sống khỏe mùa Đông

Dưỡng Thận Phòng Hàn: Mùa đông chủ khí hàn, thiên về âm tà, dễ gây tổn hại dương khí của cơ thể, những người dương khí yếu, các chức năng sinh lý bị ức chế sẽ sinh ra hàn tượng. Thận là nội tạng trong cơ thể ứng với mùa đông, là nguồn của sự sống, chức năng thận khỏe mạnh có thể điều hòa để thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ vào mùa đông, nếu không sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể mất cân bằng và gây bệnh. Vì vậy, dưỡng sinh vào mùa đông cần chú ý “dưỡng thận phòng hàn”.

Dưỡng sinh Kinh Túc Thiếu Âm Thận: Đường đi: Bắt đầu từ mặt dưới ngón chân út vào lòng bàn chân, dọc dưới xương thuyền phía trong bàn chân (Nhiên cốc) đi sau mắt cá trong vòng xuống gót rồi ngược lên bắp chân, dọc bờ sau xương chày lên phía trong kheo chân, phía sau mặt trong đùi, vào cột sống (thuộc về Thận, liên lạc với Bàng quang). Từ thận lên gan qua cơ hoành vào Phế, đi cạnh thanh quản, họng rồi vào cuống lưỡi.

Xem hướng dẫn bản đồ: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn