Khám phá công dụng chữa bệnh từ cây Thường sơn

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thường sơn được biết đến như một vị thuốc đông y, một loại thảo dược trị bệnh, được các bác sĩ y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hữu ích.

Thường sơn thường mọc hoang ở các vùng núi ở nước ta

Thường sơn thường mọc hoang ở các vùng núi ở nước ta

Thông tin sơ lược về cây thường sơn

Thường sơn hay còn được gọi với tên khác là Hoàng thường sơn, kê niệu thảo…có tên khoa học là Dichroa febrifuga Lour. Cây thường sơn mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền rừng núi nước ta, thường sơn là một loại cây nhỡ cao 1m -2 m, thẫn rỗng, dễ gẫy, vỏ ngoài mẫn màu tím. Lá mọc đối hình mác hai đầu nhọn, dài 13cm -20cm, rộng 35-90 mm, mép có răng cưa mặt trên xanh, mặt dưới tím đỏ, không có lông hoặc hơi có lông. Hoa nhỏ màu xanh lam hay hồng, mọc thành chùm nhiều hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Quả mọng khi chín màu xanh lam, đường kính 5 mm, một ngăn, hạt nhiều nhỏ hình lê, có mạng ở mặt dài không đầy 1mm.

Theo Đông y, thường sơn có vị đắng, tính hàn có độc Lá, cành thường sơn (thục tất) vị cay, tính bình, có độc, có công dụng triệt ngược, thổ đờm, thanh nhiệt hành thủy. Dân gian thường được dùng để chữa sốt rét mới bị hay đã lâu ngày, lão đờm tích ẩm, dẫn tới đờm đi lên sinh nôn mửa.

Thành phần hóa học có trong thường sơn

Các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây thường sơn có một số thành phần hóa học như hoạt chất là các alcaloid (với lượng nhỏ ở trong rễ 0,1%-0,15 %), a- b- g-dichroine, dichroidin, 4-quinazolone (ceto-4-dihydroquinazolin), dichrin A hay umbelliferone , dichrin B. Febrifugin (dichroin B = b- và g-dichroin) và isofebrifugin (dichroin A = a-dichroin) có tác dụng độc đối với ký sinh trùng sốt rét Plasmodium như là quinin.

Thường sơn và một vài tác dụng dược lý

  • Tác dụng trên bộ máy tuần hoàn và hô hấp: Năm 1945 Hồ Thành Nhu va Lý Hồng Hiến báo cáo ancaloit của thường sơn có tác dụng hưng phấn đối với tim ếch và tim thỏ, nhưng chất R212 lại có tác dụng ức chế đối với tim ếch cô lập.
  • Độc tính: Năm 1947 Trương Xương Thiệu và Hoàng Kỳ Chương đã xác định nửa liều gây chết LD-50 của dicroin trên 1kg gà là 20 mg, chuột nhắt là 18.5 mg, gà nhỏ là 7.5mg, một giống gà nhỏ khác là 10mg.
  • Tác dụng chữa sốt rét: Cao thường sơn trên lâm sàng có tác dụng rõ rệt chữa sốt rét thường nhưng có nhược điểm là gây nôn làm cho bệnh nhân khó chịu.
  • Tác dụng chữa sốt: Năm 1947 Trương Xương Thiệu và Hoàng Kỳ Chương đã xác nhận thuốc thường sơn thôchế có công dụng chữa sốt, nhưng ancaloit toàn bộ của thường sơn không có tác dụng chữa sốt.

Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây thường sơn

Thường sơn với nhiều công dụng chữa bệnh hữu ích

Thường sơn với nhiều công dụng chữa bệnh hữu ích

  1. Trị ho, ngộ độc thức ăn: Thường sơn 3g -5 g, Cam thảo 10g. Đun sôi uống. Nếu chữa ngộ độc có thể dùng lá tươi giã nhỏ với rễ Cỏ lá tre, lá găng, lá Đơn răng cưa, thêm nước, gạn uống. Ngày 3-4 lần.
  2. Cao thường sơn chữa sốt rét: Rễ thường sơn 12 g, ô mai 3 quả, táo đen 3 quả, cam thảo 3 nhát, sinh khương 3 miếng. Thêm nước vào sắc kỹ, lọc và cô đặc còn 3 g, người lớn ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 3g, không gây nôn.
  3. Trị sốt rét và sốt thường: rễ thường sơn 10g, cam thảo 3g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày, đơn thuốc này dễ gây nôn.
  4. Trị các chứng sốt rét: Thường sơn 6 g, thảo quả 1g, binh lang 2g, cát căn 4g, nước 600ml. Sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày. Theo kinh nghiệm hễ sốt rét nhiều, rét ít thì người ta tăng liều cát căn lên tới 10g, ngược lại nếu rét nhiều sốt ít thì người ta tăng liều thảo quả lên tới 3g -4 g. Đơn thuốc này ít gây nôn.
  5. Sốt rét cơn cách nhật: Thường sơn chế, Mần tưới, Chỉ thiên, Trần bì, Hoắc hương, mỗi vị 12g, sắc lấy nước uống (Hành giản trân nhu).

Ngoài những lợi ích mà cây thường sơn mang lại thì các giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM cũng khuyến cáo cho các bạn đọc rằng không dùng thường sơn cho phụ nữ có thai và người gầy kém sức. Không nên ăn Hành trong khi đang dùng thuốc.