Lô hội trong Y học cổ truyền có tính hàn, vị đắng. Có tác dụng thông đại tiện, mát gan, thường dùng làm thuốc xổ trị táo bón, làm lành vết thương, thông kinh nguyệt, đái tháo đường, thanh nhiệt, sát trùng…
Y học cổ truyền bài thuốc chữa bệnh từ cây lô hội
Trị táo bón, tiểu bí do nhiệt kết
Dùng bài: Nghiền nát 6g lô hội rồi chia ra cho vào 6 viên nang nhỏ, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống từ 2-3 viên nang. Nếu không có viên nang thì ta dùng đường trộn với thuốc, ngậm nuốt dần. Bài thuốc có tác dụng: Thông lâm, thanh nhiệt.
Trị ghẻ lở, lở loét hậu môn
Dùng bài: Cam thảo 15g, lô hội 30g. Tán thành bột. Dùng nước đậu phụ rửa chỗ loét rồi đắp hỗn hợp trên vào.
Trị cam , hòa vị, sát trùng, chỉ tả
Dùng bài: lô hội 40g, lôi hoàn 40g, thanh đại 40g, vu di 40g, hạc sắt 40g, mộc hương 40g, thuyền thoái 20 cái, xạ hương 4g. Tán bột tất cả làm hoàn, ngày uống từ 2 đến 4g.
Trị can đởm thực nhiệt
Dùng bài thuốc bắc: đại hoàng, thanh đại (thủy phi) lô hội mỗi thứ 4g; đương quy, hoàng cầm, hoàng bá, long đởm thảo, chi tử, hoàng liên mỗi thứ 6g; mộc hương 5,5g, xạ hương 0,3g (để riêng). Tán thành bột các vị, luyện mật làm hoàn. Cho người bệnh uống từ 6 đến 10g mỗi lần, một ngày 3 lần.