Cách sử dụng trái mơ trong điều trị ho

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mơ là loại trái cây quen thuộc, được sử dụng nhiều trong đời sống. Mọi người thường sử dụng Quả mơ ngâm với đường để làm nước uống giải khát tuyệt vời trong mùa hè, có tác dụng giải nhiệt, giải cảm nắng, cảm nóng.

trai-mo-tri-ho

Cách sử dụng trái mơ trong điều trị ho

Quả mơ cho ta nhiều vị thuốc: khổ hạnh nhân là nhân hạt khô của quả mơ; nước cất hạt mơ, ô mai là quả chín được chế biến thành mơ trắng (bạch mai) hoặc mơ đen (ô mai); có thể kết hợp mơ với gừng tươi, cam thảo và muối làm ô mai cam thảo; dầu hạnh nhân là dầu ép từ hạt mơ

Trong thịt quả có chứa acid xitric, acid tactric; đường; dextrin, tinh bột, caroten, lyponen, tanin,… Trong nhân hạt có chất dầu, chất amygdalin. Quả mơ vị chua chát, tính ôn; vào kinh can, tỳ và phế. Có tác dụng làm săn ruột, sạch phổi, sinh tân dịch, tiêu mụn nhọt, trừ giun. Dùng chữa ho tức, hư nhiệt, phiền khát, giảm đau, chữa tiêu chảy lâu ngày. Trị lỵ ra máu, băng huyết, trừ giun, gây nôn. Liều dùng: 6g – 12g. Sau đây là một số bài thuốc có ô mai.

Ô mai là quả mơ chín qua chế biến, là vị thuốc Đông y được dùng phổ biến.

Trừ giun giảm đau, trị giun đũa:

Bài 1: ô mai 12g, phụ tử chế 12g, hoàng liên 6g, hoàng bá 6g, can khương 6g, xuyên tiêu 6g, quế chi 8g, tế tân 4g, đương quy 12g, đảng sâm 12g. Các vị tán thành bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g; hoặc sắc uống. Trị các chứng nôn ra giun đũa, giun đũa chui ống mật, chân tay lạnh toát, bụng đau dữ dội.

Bài 2: ô mai 12g, đại hoàng 12g, mang tiêu 12g, binh lang 12g, chỉ thực 12g, vỏ rễ xoan 12g, xuyên tiêu 4g, mộc hương 6g, can khương 6g, tế tân 4g. Sắc uống. Trị đau bụng do giun đũa.

Bài 3: ô mai 12g, binh lang 12g, vỏ rễ xoan 12g, sử quân tử 12g. Sắc uống. Trị giun đũa chui ống mật.

Dầu hạt mơ làm thuốc nhuận tràng với liều 5 – 15 ml, dạng sữa và làm thuốc chữa nẻ, trơn và bóng tóc

Rượu ngâm quả mơ làm thuốc bổ, giúp ăn ngon cơm, giải khát, giải nhiệt.

Kiêng kỵ: Người bị sốt rét hoặc kiết lỵ mới phát; biểu tà chưa giải hoặc lý thực đều cấm dùng. Không nên ăn nhiều dễ bị tổn thương răng.

trai-mo-trong-tri-ho

Liễm phế chỉ khái (làm sạch phổi, trừ ho):

Bài 1: ô mai liều lượng tuỳ ý, sắc, cô đặc thành cao. Trước khi đi ngủ, thêm mật ong để uống. Chữa chứng ho lâu ngày.

Bài 2: ô mai 12g, bán hạ 12g, hạnh nhân 12g, a giao12g, sinh khương 12g, tô diệp 8g, cù túc xác 6g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị phế hư, ho lâu ngày không khỏi.

o-mai-la-qua-mo-chin-da-che-bien-1433147391123

Sinh tân chỉ khát, trị chứng phiền nhiệt, miệng khô do hư: ô mai 12g, thiên hoa phấn 12g, cát căn 12g, hoàng kỳ 12g, mạch đông 12g, cam thảo 4g. Các vị nghiền thành bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g; hoặc sắc uống.

Săn ruột, trị lỵ lâu ngày, đại tiện lỏng: ô mai 12g, nhục đậu khấu 12g, kha tử 12g, thương truật 12g, phục linh 12g, đảng sâm 12g, anh túc xác 6g, mộc hương 6g, cam thảo 4g. Các vị nghiền chung thành bột, làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g; hoặc sắc uống.