Sự kết hợp chết người giữa thuốc bổ và thuốc bênh có thể nguy hiểm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Sự kết hợp chết người giữa thuốc bổ và thuốc bênh có thể nguy hiểm

Khi bị bệnh chúng ta sử dụng thuốc để mau chóng khỏi bệnh. Bên cạnh đó có nhiều người nghĩ rằng khi bị bệnh sức khỏe suy giảm do đó họ lựa chon thêm thuốc bổ với hy vọng bồi bổ được sức khỏe, giúp cơ thể mau chóng bình phục hoặc có một số người sử dụng thuốc bổ thường xuyên để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên việc uống kết hợp các loại thuốc bổ kèm thuốc bệnh không đúng cách có thể khiến bạn “ tiền mất tật mang”

Xem thêm:

thuoc

thuốc

Bị nôn ói khi dùng kết hợp vitamin A với thuốc hạ áp.

Vitamin A có tác dụng làm tan chất béo giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu và cũng có tác dụng giảm huyết áp. Chính vì vậy khi dùng vitamin A cùng với thuốc hạ áp có thể làm cho bệnh nhân tụt huyết áp quá mức làm choáng váng và buồn nôn. Chính vì vậy những người đang dùng thuốc hạ áp thì khi dùng viên tổng hợp vitamin A và viên bổ sung dầu cá thì nên uống cách xa nhau.

Vitamin D + thuốc giảm cholesterol sẽ làm tăng cholesterol.

Vitamin D có thể làm giảm tác dụng của thuốc giảm cholesterol, ngoài ra nó có thể đồng thời làm tăng cholesterol HDL. Có nhiều nghiên cứu còn cho thấy nếu uống vitamin D liều cao cùng với thuốc giúp lợi tiệu có thể dẫn đến tăng đào thải canxi qua nước tiểu nên tăng nguy cơ gây sỏi thận và thoái vi khoáng.

Vitamin E + estrogen = tăng nguy cơ huyết khối

Vitamin E được sử dụng bồi bổ cho trẻ em để làm sáng mắt, bảo vệ gan; hỗ trợ người già, phụ nữ sẩy thai, nhiễm độc thai nghén. Nhưng vitamin E tương tác với sắt làm giảm hiệu quả trong quá trình uống thuốc điều trị thiếu máu. Vitamin E có khả năng làm giảm nồng độ máu nên khi dùng chung với thuốc Aspirin có thể gây nguy hiểm. Những người dùng vitamin E liều cao với các thuốc có chứa estrogen cũng dễ tăng nguy cơ gây huyết khối. Vì vậy, cần uống thuốc và vitamin E cách xa nhau.

Canxi + thuốc = sỏi

Có một số loại thuốc sẽ bị giảm hiệu quả khi uống kết hợp với canxi như thuốc chống loãng xương, thuốc kháng sinh tetracycline fluoroquinolone và levothyroxine, thuốc trị bệnh tuyến giáp…Khi canxi gặp các thành phần trong thuốc tạo nên hợp chất khó hấp thu, có một số còn gây ra phản ứng kết tủa hình thành sỏi tại các bộ phận như gan, mật.

Melatonin + thuốc chống đông máu = tăng chảy máu

Hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng bổ sung melatonin nhằm tăng ổn định tế bào, điều hòa giấc ngủ, nhịp sinh học và giúp giảm stress. Tuy nhiên melatonin lại làm giảm đông máu do đó những bệnh nên đang uống thuốc chống đông máu có thể bị tăng chảy máu, thâm tím, khó cầm vết thương. Bênh cạnh đó thì melatonin cũng làm giảm tác dụng của thuốc kiểm soát huyết áp.

Thuốc bắc + thuốc tây = khó hấp thu

Các vị thuốc bắc như ngưu hoàng, phèn chua, chu tằng, hoạt thạch, mẫu lệ, trân châu… đều có chứa ion kim loại như canxi, magiê, nhôm… Vì vậy khi uống thuốc Bắc với thuốc Tây sẽ gây ra phản ứng của ion kim loại với các hoạt chất trong thuốc Tây hình thành các thành phần khó hấp thu, làm giảm tác dụng của cả hai loại. Một số thuốc Bắc được bào chế dưới dạng nung sẽ hấp phụ làm giảm hiệu quả điều trị của các loại thuốc Tây cường tiêu hóa.