Phòng và điều trị bệnh từ ngải cứu trong Y học cổ truyền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trong Y học ngải cứu là một trong những phương pháp điều trị độc đáo, có sự kếp hợp giữa phương thức dùng thuốc (ngải dược) và không dùng thuốc (cứu nhiệt).

Phòng và điều trị bệnh từ ngải cứu trong Y học cổ truyền

Phòng và điều trị bệnh từ ngải cứu trong Y học cổ truyền

Phòng và điều trị bệnh từ ngải cứu trong Y học cổ truyền

Tác dụng ngải cứu theo y học cổ truyền có thể kể đến như:

Phù dương cố thoát: Dương khí bất túc, dương khí hạ hãm. Lâm sàng trị liệu dương khí hư, thoát chứng và dương khí hạ hãm dẫn đến di niệu, sa trực tràng, sa tử cung, băng lậu, đới hạ, tiêu chảy mạn.

Ôn kinh tán hàn: Các y sĩ y học cổ truyền khuyên dùng trị liệu hàn ngưng huyết trệ, kinh bế, thống kinh, vị quản thống, hàn sán phúc thống…

Tiêu ứ tán kết: Theo lý giải từ thảo dược trị bệnh trong Y học cổ truyền, khi là soái của huyết, huyết dựa vào khí để lưu thông, khí được ôn ấm thì lưu thông dễ dàng kéo theo huyết hành. Cứu làm khí cơ thông sướng, dinh vệ điều hòa, ứ kết lâu ngày được tiêu tán. Trên lâm sàng dùng trị lao hạch, ápxe vú, anh lựu.

Việc sử dụng ngải cứu trong bí quyết rường sinh của Nhật ghi nhận cứu huyệt túc tam lý có tác dụng phòng bệnh; y học cổ truyền gọi là “bảo kiện cứu”, giúp kích thích chính khí trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, tăng cường tinh lực, trường thọ. Ngải cứu được dùng theo phương pháp điếu ngải hoặc mồi cứu. được sử dụng phổ biến hiện nay nhờ tính an toàn, tiện dụng và ít gây tai biến.

Sử dụng ngải cứu cần lưu ý gì?

Sử dụng ngải cứu cần lưu ý những điều gì?

Sử dụng ngải cứu cần lưu ý những gì?

Mặc dù ngải cứu có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng. Để đảm bảo an toàn cũng như đúng thuốc đúng bệnh, bạn không nên sử dụng ngải cứu trong các trường hợp:

  • Bụng của phụ nữ mang thai; da mỏng, ít cơ bắp; phần bụng dưới, núm vú nam và nữ, bộ phận sinh dục… ngoài ra, không cứu trực tiếp tại các khớp.
  • Không cứu trực tiếp tại các bộ phận nhạy cảm như mặt, nhằm ngăn chặn sự hình thành của vết sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Một số trường hợp hôn mê, mắc bệnh sốt cao, truyền nhiễm, co giật hoặc kiệt sức nghiêm trọng như suy dinh dưỡng thể còi.
  • Khi say rượu, đói, mệt mỏi quá mức, đổ mồ hôi nhiều, tính khí thất thường hoặc phụ nữ có kinh nguyệt không nên dùng ngải cứu.
  • Những người không có khả năng tự kiểm soát như bệnh nhân tâm thần, bệnh nhân trong cơn động kinh.

Để dử dụng ngải cứu an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia cũng như tìm hiểu kỹ chứng bệnh đang mắc. Tuyệt đối không sử dụng ngải cứu trong các trường hợp lưu ý cũng như đã cảnh báo nhằm đảm bảo sức khỏe. Bản thân người dùng cũng cần tìm hiểu kỹ càng và đến ngay cơ sở y tế, phòng khám y học cổ truyền khi tình trạng bệnh trở nên xấu đi.

Nguồn: thuocbac.edu.vn