Ô rô và một số công dụng trị bệnh vô cùng hữu ích

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ô rô hay còn được gọi với tên khác là Rô hay Ô rô hoa nhỏ. Trong Đông y Ô rô được biết đến một loại thảo dược trị bệnh được các bác sĩ y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM áp dụng vào nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.

Ô rô là một loại cây thường mọc hoang

Ô rô là một loại cây thường mọc hoang

Ô rô và một vài thông tin cần biết

Ô rô có tên khoa học là Acanthus ebracteatus Vahl, thuộc dạng cây nhỏ cao 1m-1,5 m, thân tròn, không lông. Lá mọc đối, phiến không lông, mép có răng cứng rất nhọn. Bông ở chót nhánh, mang hoa mọc đối màu trắng, mỗi hoa có một lá bắc nhỏ; tràng có màu trắng, dài đến 2,2 cm; nhị 4, có lông ở bao phấn. Quả nang dài 2 cm; hột 4, dẹp. Cây ô rô thường ra hoa quanh năm, chủ yếu từ mùa xuân đến mùa thu.

Theo đông y, Rễ Ô rô có vị mặn chua, hơi đắng, tính hàn; có công dụng lợi tiểu , tiêu viêm và làm long đờm. Cây có vị hơi mặn, tính mát, có công dụng làm tan máu ứ, giảm đau, tiêu sưng, tiêu đờm, hạ khí. Toàn cây thường dùng làm thuốc hưng phấn, trị đau lưng nhức mỏi, tê bại, ho đờm, hen suyễn. Rễ và lá còn được dùng trị đái dắt, thủy thũng, đái buốt, chữa thấp khớp. Nhân dân Cà Mau (Minh Hải) vẫn dùng nước nấu của đọt Ô Rô với vỏ quả lá Quao để trị đau gan.

Thành phần hóa học có trong cây Ô rô

Theo nguyên cứu và tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây Ô rô có chứa alcaloid. Trong rễ có tanin. Từ năm 1981, người ta đã tách được từ rễ một triterpenoidal saponin gọi là [( -L – arabinofuranosyl – ({1 ->~~4}) – b – D – glucuronopyranosyl ({1 ->~~3}) – 3b – hydrooxy – lup -20(29) -ene. Lá Ô rô có chứa nhiều chất nhờn.

Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Ô rô

Ô rô được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh thần kỳ

Ô rô được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh thần kỳ

  • Trị rong huyết: Rễ ô rô 30 g, thái nhỏ, sao với giấm cho cháy đen, bổ hoàng 20g sao cháy tồn tính; hoa kinh giới 18g, sao cháy tồn tính; sắc uống ngày 1 thang. Dùng nhiều ngày.
  • Trị thấp khớp, đau lưng, nhức xương, tô bại: Rễ ô rô 30g, canh châu 20g, rễ cây kim váng 8g, quế chi 4g. Tất cả thái nhỏ, tẩm rượu, sao vàng, sắc với nước, uống làm hai lần vào lúc đói.
  • Chữa ho dòm, hen suyễn: Ô rô 30g, thái nhỏ, ninh nhỏ lửa với thịt lợn nạc 60-120g và nước 500ml cho sôi kỹ đến khi còn 150ml. Uống làm 2 lần trong ngày. Đối với rễ của cây ô rô, thì thường được sử dụng là cạo sạch lớp vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô, khi dùng để sống hoặc sao vàng, sao cháy. Dược liệu có vị mặn, đắng, tính hàn, có tác dụng giảm đau, lợi thủy, trừ thấp, chống viêm.
  • Trị vàng da, đau gan, trúng độc: Lấy 500 g ô rỏ phối hợp với 500 g vỏ cây quao nước, cắt nhỏ, sao vàng, cho vào thùng nhôm. Đổ vào 3 lít nước, nấu còn 1 lít. Lọc lấy nước thứ nhất. Tiếp tục đun với 2 lít nước nữa cho đến khi được 500ml. Lọc lấy nước thứ hai. Trộn hai nước lại, cho 400g đường trắng vào. Cô đặc còn một lít. Đổ 40ml rượu có hòa 1g acid benzoic. Ngày uống hai lần, mỗi lần một thìa canh.
  • Trị ứ huyết: Rễ ô rô 30 g, lá tràm 20g, sắc lấy nước uống. Chắc chắn rằng, 5 tác dụng của cây ô rô mang lại trong việc điều tri bệnh lý mà bài viết trên đây vừa liệt kê, sẽ giúp cho bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về loại cây này, cũng như có thể dễ dàng ứng dụng vào điều trị những chứng bệnh mà mình gặp phải, một cách đúng đắn và hiệu quả.
  • Trị nước tiểu vàng, táo bón: Rễ ô rô 30g, vừng đen 20g, lá muống trâu 18g. Vừng giã nát, hai vị kia thái nhỏ, rồi trộn đều sắc uống trong ngày.

Ngoài những bài thuốc trên, các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM còn cho biết ở Trung Quốc người ta dùng rễ cây Ô rô chữa một số bệnh như bệnh gan, bệnh hạch bạch huyết, gan lách sưng to, hen suyễn; đau dạ dày; u ác tính.