Những bài thuốc Bắc gia truyền, món ngon từ thuốc Bắc rất tốt

Ô rô và một số công dụng trị bệnh vô cùng hữu ích

Ô rô hay còn được gọi với tên khác là Rô hay Ô rô hoa nhỏ. Trong Đông y Ô rô được biết đến một loại thảo dược trị bệnh được các bác sĩ y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM áp dụng vào nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.

Ô rô là một loại cây thường mọc hoang

Ô rô là một loại cây thường mọc hoang

Ô rô và một vài thông tin cần biết

Ô rô có tên khoa học là Acanthus ebracteatus Vahl, thuộc dạng cây nhỏ cao 1m-1,5 m, thân tròn, không lông. Lá mọc đối, phiến không lông, mép có răng cứng rất nhọn. Bông ở chót nhánh, mang hoa mọc đối màu trắng, mỗi hoa có một lá bắc nhỏ; tràng có màu trắng, dài đến 2,2 cm; nhị 4, có lông ở bao phấn. Quả nang dài 2 cm; hột 4, dẹp. Cây ô rô thường ra hoa quanh năm, chủ yếu từ mùa xuân đến mùa thu.

Theo đông y, Rễ Ô rô có vị mặn chua, hơi đắng, tính hàn; có công dụng lợi tiểu , tiêu viêm và làm long đờm. Cây có vị hơi mặn, tính mát, có công dụng làm tan máu ứ, giảm đau, tiêu sưng, tiêu đờm, hạ khí. Toàn cây thường dùng làm thuốc hưng phấn, trị đau lưng nhức mỏi, tê bại, ho đờm, hen suyễn. Rễ và lá còn được dùng trị đái dắt, thủy thũng, đái buốt, chữa thấp khớp. Nhân dân Cà Mau (Minh Hải) vẫn dùng nước nấu của đọt Ô Rô với vỏ quả lá Quao để trị đau gan.

Thành phần hóa học có trong cây Ô rô

Theo nguyên cứu và tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây Ô rô có chứa alcaloid. Trong rễ có tanin. Từ năm 1981, người ta đã tách được từ rễ một triterpenoidal saponin gọi là [( -L – arabinofuranosyl – ({1 ->~~4}) – b – D – glucuronopyranosyl ({1 ->~~3}) – 3b – hydrooxy – lup -20(29) -ene. Lá Ô rô có chứa nhiều chất nhờn.

Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Ô rô

Ô rô được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh thần kỳ

Ngoài những bài thuốc trên, các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM còn cho biết ở Trung Quốc người ta dùng rễ cây Ô rô chữa một số bệnh như bệnh gan, bệnh hạch bạch huyết, gan lách sưng to, hen suyễn; đau dạ dày; u ác tính.

Exit mobile version