Những lợi ích của cây Trẩu mang lại đối với sức khỏe con người

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây trẩu hay còn được gọi với tên khác là Ngô đồng, cây dầu sơn hay mộc đu thụ…Trẩu được xem là một loại thảo dược trị bệnh với nhiều công dụng hữu ích. Bài viết này các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM xin chia sẻ sơ lược về công dụng của loại thảo dược đặc biệt này.

Trẩu được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta

Trẩu được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta

Thông tin cần biết về cây Trẩu

Trẩu là cây thuộc thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae, có tên khoa học là Vernicia montana Lour (Aleurites montana (Lour.) Wils.). Trẩu thuộc loại cây gỗ cao chỉ chừng 8m, không lông, có nhựa mủ trắng. Lá có phiến xoan hay hình tim, dài 8-20cm, rộng 6cm-18cm, có thể nguyên hay phân 3-5 thùy sâu, gân từ gốc 5; ở gốc lá và nách các gân thường có tuyến. Trầu ra hoa vào tháng 3 đến tháng 6 dương lịch hàng năm, Cụm hoa chùm hay chùy; hoa màu trắng hoặc hơi hồng nhạt; hoa đực có đài cao 1,5 cm, cánh hoa cao 13mm-15mm, có đĩa mật; nhị 7-10; hoa cái có đài và tràng giống hoa đực; các vòi nhuỵ xẻ đôi; bầu có 3 ô, mỗi ô chứa 1 noãn. Quả hình cầu thường có 3 gờ nổi rõ, mặt vỏ quả thường nhăn nheo.

Về thành phần hóa học, các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết hạt trẩu có chứa 50%-70% dầu. Dầu trẩu lỏng màu vàng nhạt, chóng khô. Trong dầu trẩu có chừng 70% đến 79%axit stearic, 8-12% axit lioleic, 10%-15% axit oleic.

Đơn thuốc trị bệnh áp dụng với cây Trẩu

Trẩu thường ra hoa vào tháng 3 đến tháng 6 hàng năm

Trẩu thường ra hoa vào tháng 3 đến tháng 6 hàng năm

  • Trị đau răng, sâu răng: Vỏ cây Trẩu, vỏ cây Lai, rễ Chanh , rễ Cà dại, sắc đặc ngậm, nhổ nước, ngày nhiều lần.
  • Trị chốc lở, mụn nhọt: Nhân hạt đốt thành than, tán nhuyễn thành bột, hòa với mỡ lợn. Ngày bôi nhiều lần.

Các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM khuyến cáo rằng trong lá và hạt cây Trẩu có chứa saponorit độc, không nên dùng làm thức ăn cho gia súc được.