Chưa bao giờ tình trạng dược liệu thuốc bắc, thuốc nam dỏm tràn lan đáng báo động như hiện nay trên thị trường. Cục Quản lý Y dược cổ truyền – Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở y tế các tỉnh, thành yêu cầu tăng cường kiểm tra chất lượng, nguồn gốc dược liệu, các vị thuốc y dược cổ truyền.
- Cây khế và những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của quả khế
- Giảm thiểu nguy cơ bệnh tim mạch bằng trà xanh
Dược liệu dởm tràn lan trên khắp thị trường, thậm chí cả trong bệnh viện
Theo bà Trần Thị Hồng Phương, Phó cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền (YDCT), từ đầu năm 2016 Bộ Y tế đã tăng cường kiểm tra chất lượng nguồn gốc dược liệu, các vị thuốc y học cổ truyển (YHCT) trong các cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên, do lợi nhuận của việc buôn lậu dược liệu rất cao nên đã xuất hiện tình trạng trộn dược liệu nhập lậu với dược liệu có nguồn gốc xuất xứ; dược liệu kém chất lượng với dược liệu đảm bảo chất lượng để tuồn vào các cơ sở khám chữa bệnh. “Bộ sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn kiểm tra đột xuất về chất lượng, nguồn gốc dược liệu, các vị thuốc YHCT trong quá trình thực hiện các gói thầu cung ứng vào các cơ sở điều trị, bệnh viện”, bà Phương nói.
Đáng lưu ý, Cục Quản lý YDCT cho biết dược liệu đưa vào VN vẫn còn rất nhiều tồn tại: không có bao bì, nhãn mác theo đúng quy định, phần lớn được đóng gói ở trong bao, thùng giấy, không kiểm tra được cụ thể các mặt hàng; không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, lưu hành trôi nổi trên thị trường, không đảm bảo chất lượng để làm thuốc. Tại các cửa khẩu, cán bộ kiểm tra chỉ kiểm tra được số lượng, trọng lượng các bao hàng, không kiểm tra được chất lượng của dược liệu… “Quá trình kiểm tra chất lượng dược liệu lưu hành trên thị trường cho thấy phần lớn dược liệu nhập vào VN là dược liệu kém chất lượng hoặc đã bị chiết xuất một phần hoạt chất”, lãnh đạo Cục Quản lý YDCT nói và cho biết mới đây qua thanh tra tại Bệnh viện YHCT (TP.HCM), đoàn thanh tra phát hiện dược liệu đưa vào bệnh viện này với giá cao trong khi qua kiểm nghiệm nhiều loại không đạt chất lượng.
Khó phân biệt được dược liệu thật giả?
Đường đi của dược liệu “dỏm” như thế nào?
Cũng theo bà Trần Thị Hồng Phương, phần lớn dược liệu tại các hộ cá thể kinh doanh dược liệu ở Hà Nội và TP.HCM không có hóa đơn mua hàng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, trong khi một số doanh nghiệp kinh doanh dược liệu và một số cơ sở sản xuất thuốc lại mua dược liệu từ chính các hộ kinh doanh này, hợp thức hóa bằng các hóa đơn bán hàng. Trong các hồ sơ dự thầu đưa dược liệu, vị thuốc vào bệnh viện, các doanh nghiệp xuất trình chứng từ, hợp đồng mua bán với các hộ kinh doanh cá thể (như nói trên) để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ! Từ thực tế đó, dược liệu kém chất lượng vẫn được cung cấp vào các cơ sở điều trị, bệnh viện.
Trong năm 2014 – 2015, Bộ Y tế tổ chức kiểm tra chất lượng dược liệu, vị thuốc YHCT trong các cơ sở khám chữa bệnh và tại các cơ sở kinh doanh dược liệu, kết quả cho thấy hầu hết các cơ sở đều tồn tại song song hai loại dược liệu: chất lượng tốt, đúng loại và hàng không đúng loại hoặc chất lượng kém. Ngoài ra, các đợt kiểm tra cũng phát hiện phần lớn các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là trong các bệnh viện đa khoa có khoa YHCT sử dụng dược liệu chưa được chế biến theo đúng quy định, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị bệnh.
Dược sĩ Trần Thị Thanh Hương, Trưởng khoa Dược Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, cũng nhìn nhận dược liệu ở các cửa hàng chất lượng khó kiểm soát. “Dược liệu bỏ trong bao tải nhập về, chẳng có niêm phong, xong ai muốn dán nhãn gì thì dán. Ngay đầu mối nhập khẩu đã không chặt rồi!”, bà Hương nói và cho biết thêm, các cơ sở y tế mua thuốc qua đấu thầu, khi thực hiện kiểm thuốc thì chỉ biết nhìn cây, củ, rễ… thấy đẹp thì nhận về, còn bắt xác định định lượng hoạt chất trong đó thì không làm xuể và cũng không có chất chuẩn để so sánh nên rất khó. Dược điển VN cũng không thể đưa ra được hết cái chuẩn cho hàng ngàn dược liệu trên thị trường. Còn nếu nghi ngờ hay muốn kiểm nghiệm hoạt chất trong dược liệu thì lấy mẫu gửi cho các trung tâm kiểm nghiệm nhưng kết quả thì phải chờ rất lâu trong khi bệnh nhân thì cần thuốc điều trị.
Cũng theo bà Hương, có đến 90% dược liệu ở Việt Nam là nhập khẩu, trong đó chủ yếu từ Trung Quốc. “Trong nước nông dân trồng không được bao nhiêu và cũng chẳng ai quan tâm đầu tư, bao tiêu cho họ”, bà Hương nói.
Trích nguồn : https://thuocbac.edu.vn/